Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Thursday, August 16, 2012

Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 TUỔI
Họ và tên : Bùi Ngọc Thanh Thảo
Chức vụ : Giáo viên dạy lớp Lá 1
Đơn vị : Trường Mầm Non 14


I ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
- Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.
- Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
- Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu cùng với Phụ huynh để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Bản thân tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.
2. Khó khăn:
Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế.

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN:

1. Đối tượng:
Trẻ lứa tuổi từ 4 - 6 tuổi.
2. Thực trạng của đề tài khi chưa đổi mới:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
- Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
- Đồng hành với hững suy nghĩ ấy rõ rang chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này như thế nào
Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội.

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tuổi luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định.
2. Giải quyết vấn đề qua các biện pháp:
ƒ Biện pháp 1:
Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất.
ƒ Biện pháp 2:
Xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ.
~ Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn.
~ Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.
~ Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp.
ƒ Biện pháp 3:
Tuyên truyền và phối hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ.
Làm tốt công tác vận động, hỗ trợ của Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để Giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động này Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình nữa.
ƒ Biện pháp 4:
- Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên tôi kết hợp với Giáo viên cùng lớp, cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí nước ngoài... để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ.
- Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Tôi cho rằng làm tốt công tác này thì hiệu quả giờ học được tăng cao.

Ồ ! lạ quá. Bình nước xả vải cũng làm thành cái bàn ủi ngộ nghĩnh, chai nước suối thì trở thành những chiếc ly xinh xắn.

Hệ thống lọc nước bằng chai nước suối, còn chậu hoa đáng yêu này được làm từ chai nước lau sàn nhà đấy!

ƒ Biện pháp 5:
Khi tổ chức các hoạt động nên để trẻ trải nghiệm, trao đổi và Giáo viên lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp,sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện.

IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả như sau:
- 100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản.
- Phụ huynh quan tâm hơn đến công tác này và hỗ trợ nhiệt tình các loại nguyên vật liệu phế thải cho Giáo viên ở lớp.
- Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ hào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ.

V BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả Giáo viên trong trường và trong Quận cùng thực hiện.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Nâng cao nhận thức của Phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền và vận động.
- Thực hiện tốt chuyên đề cấp Quận "Chung tay bảo vệ môi trường" có thể nói chuyên đề này tạo được tiếng vang trong nhà trường và trong Quận về việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để làm đồ chơi cho trẻ.
- Công tác này sẽ đạt được hiệu qủa cao hơn khi có sự tham mưu của Ban Giám Hiệu nhà trường,sự phối hợp của các giáo viên trong tổ về ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

Theo mamnon
Chi tiết

Giáo dục mầm non bảo vệ môi trường

Cung cấp cho trẻ mầm non những kiến thức về bảo vệ môi trường là điều nên làm. Trẻ sẽ không thể phát triển toàn diện nếu thiếu những kiến thức về môi trường xung quanh trẻ hàng ngày.

Giáo dục mầm non bảo vệ môi trường
 Giúp trẻ mầm non biết bảo vệ môi trường - Ảnh minh họa
- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.

- Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.

- Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.

- Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

1. Thuận lợi:

- Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu cùng với Phụ huynh để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Bản thân tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.

2. Khó khăn:

Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế.

Theo Nhịp Điệu Mầm Non
Chi tiết

Chung tay bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cộng đồng

Đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
Ngôi nhà xanh rất cần chúng ta chăm sóc hàng ngày. Ảnh minh họa
Ngôi nhà xanh rất cần chúng ta chăm sóc hàng ngày. Ảnh minh họa
Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.
Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.
Bảo vệ môi trường cần những hành động thiết thực. Ảnh minh họa
Bảo vệ môi trường cần những hành động thiết thực. Ảnh minh họa
Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Những việc cụ thể phải làm như sau:
Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:
- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…
- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.
- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…
- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…
Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.
Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.
Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.
Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.
Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

Theo vnexpress
Chi tiết

Nông dược có thể gây ô nhiễm môi trường

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống xung quanh, chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả, cụ thể, thiết thực và triển khai nhanh chóng.

Nông dược được định nghĩa là những loại thuốc bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng…được sử dụng trong nông nghiệp, để phòng trừ sâu bệnh hại, các loại cỏ dại. Nó hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, do ý thức chủ quan nên việc sử dụng nông dược quá nhiều, tràn lan, bừa bãi, vô tội vạ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí, đất, môi trường sống của con người, sinh vật có ích khác…
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa
Do vậy để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống xung quanh, chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả, cụ thể, thiết thực và triển khai nhanh chóng đó là:
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho đông đảo bà con nông dân biết về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng liều lượng) không vứt chai lọ bừa bãi, tran lan, cần thu gọn lại và tiêu hủy
- Các cơ quan quản lý ngành như Chi cục, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông ở cơ sở cần thường xuyên cập nhật thông tin, bám sát mùa vụ, thông báo thường xuyên cho nông dân biết về tình hình thời tiết khí hậu, diễn biến sâu bệnh hại, các loại thuốc bảo vệ thực vật mang lại hiệu quả cao và ít gây ô nhiễm môi trường.
- Để hạn chế tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cần lai tạo ra những giống cây trồng kháng bệnh, ít sâu bệnh hại, chống chịu tốt đối với môi trường sống và nhanh chóng đưa vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
- Các cơ quan giám sát, kiểm tra cần quản lý chặt chẽ các công ty thuốc bảo vệ thực vật, đại lý phân phối; có những chế tài mạnh nhằm xử lý những cá nhân, tập thể gây ô nhiêm môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối tiêu thụ các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Theo vnexpress
Chi tiết

Lời giải cho vấn nạn bụi bẩn

Để giải quyết tận gốc vấn nạn bụi bẩn, trước tiên chúng ta cần phải hiểu được cái gốc của ô nhiễm bụi bẩn.

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Ta có thể chia khói bụi thành 2 loại: khói bụi thải ra từ phương tiện cơ giới, máy móc ở các cơ sở sản xuất... và khói bụi từ bùn, đất, cát...
Để giải quyết tận gốc vấn nạn bụi bẩn, trước tiên chúng ta cần phải hiểu được cái gốc của ô nhiễm bụi bẩn. Bụi bẩn phần chính xuất phát từ các tác nhân ở dạng thể rắn như bùn, đất, cát... rơi vãi trên đường đi. Sau đó, phương tiện giao thông cuốn các tác nhân ấy lên khỏi mặt đường và tạo thành bụi bẩn trong không khí. Từ đây, ta có thể nhận thấy một số giải pháp cơ bản cho vấn nạn bụi bẩn như sau:
- Cấm các nguồn phát; các tác nhân gây bụi bẩn: cấm để vương vãi bùn, đất, cát... và cấm các phương tiện giao thông trên đường phố.
- Thu gom bụi bẩn: gắn thiết bị hút bụi bẩn vào các phương tiện giao thông.
- Hạn chế và thanh lọc bụi bẩn: Dùng xe chuyên dụng tưới nước hoặc hút bụi bẩn trên đường đi để ngăn chặn hoặc thu gom bụi bẩn.
- Hóa lỏng bụi bẩn: Thực hiện quá trình gần như ngược lại quá trình tạo bụi bẩn bằng cách dùng nước để ngăn các phương tiện giao thông hóa bụi các tác nhân như bùn, đất, cát...
Ta có thể nhận thấy giải pháp thứ nhất và thứ hai thì không thể đưa vào thực tế. Giải pháp số 3 gần giống với cách thức mà hiện tại đang được triển khai. Nhưng thực tế giải pháp số 3 vẫn chưa giải quyết được vấn nạn bụi bẩn đang ngày càng bùng phát. Sau đây, tôi sẽ phân tích giải pháp số 4. Để nhận thấy được tính khả thi của giải pháp số 4, chúng ta cần làm rõ cơ sở lý thuyết, cách thức triển khai và vận hành của giải pháp.
Cơ sở lý thuyết: Việc dùng nước để khắc phục nạn bụi bẩn là gần như triệt để nhờ quan sát môi trường trong khi trời mưa. Rõ ràng trong lúc trời mưa hầu như không còn thấy bụi bẩn lơ lửng trong không khí.
Cách thức triển khai và vận hành:
- Xây dựng hệ thống làm sạch bụi bẩn tại các khu vực như: ngả đường ra vào thành phố, nút giao thông lớn, trạm thu phí giao thông, một số trạm bán xăng dầu và đặc biệt là cửa ngõ vào các khu vực lớn đang thi công... Hệ thống bao gồm các bồn chứa phía dưới và tấm kim loại có rãnh ở phía trên; vòi phun nước xung quanh theo mật độ và vị trí hợp lý để làm sạch phương tiện giao thông và phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng tại những khu vực kể trên.
- Cuối ngày sẽ dùng các phương tiện để vận chuyển lượng bùn, đất, cát... tích tụ tại các điểm bố trí hệ thống này đến nơi phù hợp. Vì những thứ này hầu như không độc hại nên bạn có thể dùng ngay để lấp nền các khu vực cần thiết.
Phương án khắc phục nhược điểm:
- Bẩn người đi đường: thực tế khi các phương tiện đi qua các địa điểm nói trên luôn có những khoảng thời gian đi rất chậm hoặc dừng hẳn do đó ít bị hệ thống nước và vòi phun bắn vào người.
- Có thể làm tăng nguy cơ tắc đường: thực tế chúng ta không bắt buộc mọi phương tiện phải đi qua hệ thống làm sạch bụi bẩn. Ta có thể cần bố trí một vài nhân viên điều phối để đảm số lượng phương tiện đợi qua hệ thống làm sạch bụi bẩn không vượt quá 50 phương tiện chẳng hạn. Người điều phối hoàn toàn có thể là những sinh viên tình nguyện.
- Quá tải: có nhiều người sẽ lo ngại với lượng phương tiện rất lớn như hiện nay thì làm sao có thể phục vụ đủ. Chúng ta cần phải tưởng tượng rằng ở trạng thái ổn định thì lượng phương tiện bẩn phải làm sạch chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Những phương tiện không bẩn lắm thì tự nguyện. Phương tiện không qua hệ thống ở khu vực hiện tại có thể ghé qua hệ thống ở địa điểm tiếp theo.
Từ phân tích ở trên ta nhận thấy tính khả thi một cách rõ ràng của giải pháp này vì các yếu tố chính sau:
- Đơn giản: Không đòi hỏi công nghệ cao hay khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- Chi phí thấp: Dựa vào yếu tố chính là nước - nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào và gần như vô tận.
- Hiệu quả: Giải quyết triệt để và hợp lý hơn những cách thức đang được triển khai vào thực tế với kinh phí thấp hơn nhiều.
Đây là một giải pháp có tính khả thi rất cao bởi từ chi phí đến kỹ thuật để đưa vào triển khai thực tế đơn giản, không tốn kém nhiều và dễ thực hiện, trong khi những lợi ích mang lại rất lớn.
Với lượng dân cư rất lớn như hiện nay việc giáo dục, tuyên truyền và vận động thôi chưa đủ, chúng ta cần phải có những giải pháp triệt để hơn thông qua những hành động và công trình thực tế hơn.

Theo vnexpress
Chi tiết
 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong