Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Wednesday, May 12, 2010

Phần mềm nước sạch dành cho Cấp 1

Phiên bản 1: Dành cho cấp 1

1) Giới thiệu phần mềm nước sạch


Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta, từ những dòng chảy, sông hồ, nước ngầm đến đại dương mênh mông là nơi muôn loài thuỷ sinh sinh sống, nước được sử dụng trong mọi mặt của đời sống con người và mọi loài động thực vật trên trái đất. tuy nhiên nguồn nước sạch quí giá đang bị khai thác dần cạn kiệt, thiếu nước sạch không những ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn ảnh hưởng đến các loại sinh vật trên trái đất cũng như mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

Bài học này giúp cho các em học sinh hiểu, và có ý thức tiết kiệm bảo vệ nguồn tài nguyên nước quí giá trong sinh hoạt hàng ngày.

Giới thiệu về nước trong tự nhiên và các nguy cơ gây ô nhiêm nguồn nước, các thi nghiệm và trắc nghiệm cùng một số tư liệu về hiện trạng ô nhiễm nước ở Hà nội nhằm giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch đang ngày càng khan hiếm.



Link : Nước Sạch

Hình1.2: Giao diện trang chủ của phần mềm Nước sạch

Hình 1.2 là giao diện chính thể hiện nội dung của bài học, trên đó có các nút điều khiển bài học như sau:

Trên giao diện chính của bài học có menu các bài học gồm nút với hình ảnh khác nhau. Ở bài giảng này một trong những thông điệp mà những người làm phần mềm chúng tôi muốn chuyển đến các em đó là “HÃY TIẾT KIỆM NƯỚC”.

Nên trước khi bắt đầu nội dung của bài học, trước hết các em cần tiến hành một hành động tiết kiệm nước bằng cách “khóa vòi nước đang chảy lãng phí”. Hành động này lặp đi lặp lại sẽ giúp tạo ý thức và dần dần trở thành thói quen tránh lãng phí nước cho các em sau này.



Hình1.3: Giao diện chính của bài học

Sau khi đã thực hành tiết kiệm, các em có thể tiến hành một bài học bằng một nút lựa chọn trên thực đơn bài học trên trang chủ. Một khi đã tiến hành bài học, các em cũng có thể dễ dàng trở lại trang chủ hay chọn một mục bài học khác qua thực đơn bài học được ẩn dấu dưới hình tượng “ông mặt trời tươi cười”.

Để kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của các em học sinh, mọi nút điều khiển, thực đơn đều được trực quan dưới dạng các biểu tượng quen thuộc như ông mặt trời, quả táo, …qua triển khai thử nghiệm thực tế cho thấy, phần lớn các em nhỏ đều nhanh chóng dùng được các nút điều khiển và thực đơn kiểu này.

Giao diện thân thiện và phần trợ giúp ngữ cảnh được nhóm phần mềm thực hiện sao cho các em nhỏ có thể tự học trên phần mềm mà không cần trợ giúp của thầy giáo. Tuy nhiên để bổ trợ cho tình huống giáo viên giảng trên lớp, sử dụng phần mềm như giáo cụ minh họa trực quan, phần mềm hỗ trợ 2 phương án, tự học với lời thoại của một nhân vật hoạt hình ảo là nhân vật nước và phương án hiển thị lời thoại dạng văn bản cùng với nhạc nền êm dịu. Giáo viên có thể bật tắt giữa 2 chế độ lời thoại và văn bản bằng nút điều khiển có biểu tượng dạng loa trên mọi chủ đề bài học.

Một nét đặc trưng của phần mềm là có áp dụng kỹ thuật hoạt hình và các thí nghiệm ảo. Các em nhỏ giờ đây không chỉ XEM, NGHE, mà còn TRỰC TIẾP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM để tự tìm hiểu các kỹ năng kiến thức thực hành mà phần mềm cần truyền đạt. Đây là một nét đặc biệt chưa được khai thác nhiều trong các phần mềm giáo dục BVMT, kỹ thuật hoạt hình và thí nghiệm ảo này hoàn toàn có thể áp dụng được cho mọi phần mềm GD khác.

Qui trình xây dựng thí nghiệm ảo đã được nhóm Tin học ứng dụng nghiên cứu và chuẩn hoá nhiều năm: Qui trình hiện nay đã ổn định và có thể áp dụng làm qui trình chuẩn xây dựng mọi thí nghiệm ảo hoặc thí nghiệm mô phỏng cho các thực nghiệm vật lý, hoá học, sinh học và môi trường,…trên nền công nghệ đa phương tiện và lập trình tương tác kiểu Action Script với phần mềm công cụ là Macromedia Flash MX.

Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt về công nghệ cũng như qui trình công nghệ để xây dựng các bài giảng thí nghiệm ảo, tiến hành xây dựng qui trình thí nghiệm và mô phỏng thành công một số thí nghiệm ảo trong phần mềm bài giảng về BVMT.

1.2) Hướng dẫn thí nghiệm phần mềm nước sạch

Dưới đây là phần giới thiệu chi tiết về một số thí nghiệm điển hình trong bài giảng về nước sạch

Thí nghiệm về ba trạng thái của nước (bài học TÌM HIỂU VỀ NƯỚC SẠCH).

Thí nghiệm về tác hại của nước ô nhiễm (bài học NƯỚC ĐANG LÂM NGUY).

Thí nghiệm uống nước hợp vệ sinh (bài học SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH).

1.2.1/ Hướng dẫn chi tiết thí nghiệm về tìm hiểu ba trạng thái của nước

Mục đích và ý nghĩa của thí nghiệm:

Giúp các em hiểu rõ hơn về 3 trạng thái cơ bản của nước : RẮN, LỎNG, HƠI và các điều kiện chuyển trạng thái.

Hình 1.4: Thí nghiệm mô phỏng về ba trạng thái của nước

Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm:

Các em thân mến, bây giờ chúng ta cùng làm thí nghiệm về TÌM HIỂU 3 TRẠNG THÁI CỦA NƯỚC nhé. Nước trong điều kiện nhiệt độ phòng ở trạng thái lỏng (~25-37oC).

Di chuyển nhiệt kế: để đo nhiệt độ của nước ở trạng thái rắn, các em lưu ý: Nước ở thể rắn dưới dạng các tinh thể băng, hay tuyết, có nhiệt độ dưới 0oC.

Bấm nút làm nóng
(lần 1) để tăng nhiệt độ và quan sát quá trình tan chảy thành nước ở thể lỏng (nhiệt độ phòng). Các em lưu ý, nước ở trạng thái lỏng trong một giải nhiệt độ phòng (nhiệt kế dao động trong một giải nhiệt độ khác nhau ~25-37oC).


Bấm nút làm lạnh để hạ nhiệt độ
, quan sát quá trình nước đông đặc thành thể rắn (nước đá).


Nhận xét:


- Nước ở thể rắn có thể tích lớn hơn nước ở thể lỏng.

- Nước ở nhiệt độ phòng ở thể lỏng.

Bấm nút làm nóng (lần 2) : để quan sát quá trình hóa hơi.

Lặp lại các bước trên, đo nhiệt độ, quan sát trạng thái của nước ở mỗi trạng thái và khi chuyển trạng thái.

Nhận xét :

- Nước hóa hơi ở nhiệt độ cao và sôi ở ~100oC.

- Khi nước sôi, có những bọt khí nhỏ li ty xuất hiện và to dần đến khi nước sôi.


Các câu hỏi gợi ý :

- Câu hỏi 1: Nước có mấy trạng thái?

- Câu hỏi 2: Nhiệt độ sôi của nước, đóng băng của nước?

- Câu hỏi 3: Nêu hiện tượng khi nước sôi.

- Câu hỏi 4: Nêu hiện tượng xảy ra khi nước đông đặc thành nước đá.

- Câu hỏi 5: Đặc điểm về thể tích của nước ở 3 trạng thái

Liên hệ : hãy mô tả Chu trình tuần hoàn trong tự nhiên của nước ?

1.2.2/ Hướng dẫn chi tiết thí nghiệm về nước bị ô nhiễm và nước không bị ô nhiễm

Mục đích và ý nghĩa của thí nghiệm :

Giúp các em học sinh hiểu rõ vai trò quan trọng của nước sạch đối với đời sống sinh vật.


Hình1.5: Thí nghiệm về tác hại của nước ô nhiễm.

Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm :

Các em thân mến, bây giờ chúng ta cùng làm thí nghiệm về NƯỚC SẠCH nhé. Nước sạch là nguồn nước cần thiết cho đời sống các loài sinh vật, nước chúng ta uống là nước sạch (được lọc và kiểm tra qua rất nhiều khâu xử lý), do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, công nghiệp, nguồn nước sạch bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.

Để đánh giá chất lượng của nguồn trước kia người ta thường dùng cá sống, bởi vì cá là sinh vật phản ứng nhanh với sự thay đổi môi trường bên ngoài. Nếu nguồn nước ô nhiễm, khi thả cá vào cá sẽ bị ốm yếu và để lâu sẽ chết. Ngày nay có nhiều phương tiện hiện đại để đánh giá kiểm tra chất lượng nước.

Bấm vào vòi nước sạch : để rót nước vào bể cá, mặc nhiên có một chú cá vàng được thả đang bơi lội tung tăng trong bể.

Bấm vào nút rút cạn nước: Nước được rút khỏi bể, chú cá sẽ chết (nổi lên, ngửa bụng, đổi mầu, mắt trắng lên,…)

Nhận xét
:


- “Không có nước không thể có sự sống” Thiếu nước cá sẽ chết (nhiều loài thủy sinh khác cũng sẽ chết và nổi lên nếu thiếu nước).Khi nước sôi, có những bọt khí nhỏ li ty xuất hiện và to dần đến khi nước sôi.


- Nước sạch thường trong suốt, cá bơi trong nước sạch sẽ khỏe mạnh.


Bấm vào vòi nước ô nhiễm để rót nước ô nhiễm vào bể cá, quan sát quá trình nước ô nhiễm (đục dần), chú cá yếu dần rồi cũng chết (nổi lên, ngửa bụng, đổi mầu, mắt trắng lên,…)


Nhận xét:


- Cá sẽ yếu và chết nếu nguồn nước bị ô nhiễm.

- Nước ô nhiễm thường vần đục, có nhiều tạp chất,vi khuẩn, tảo,…

Các câu hỏi gợi ý :

- Câu hỏi 1: Nước chúng ta uống được là nước sạch hay nước ô nhiễm?

- Câu hỏi 2: Cá có thể sống trong nước ô nhiễm không?

- Câu hỏi 3: Nước sạch và nước ô nhiễm khác nhau như thế nào?

Liên hệ : Nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? loài rùa?

1.2.3/ Hướng dẫn chi tiết thí nghiệm về sử dụng nước sạch

Mục đích và ý nghĩa của thí nghiệm :

Giúp các em hiểu biết về nước uống được và nước không uống được, bởi vì trong nước tồn tại nhiều các vi khuẩn, vi sinh vật rất nhỏ bé mà không nhìn thấy bằng mắt thường trong nước và phương pháp đun sôi nước để diệt vi khuẩn.


Hình1.6: Giao diện của thí nghiệm về sử dụng nước sạch như thế nào?

Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm:

Các em thân mến, bây giờ chúng ta cùng làm thí nghiệm về UỐNG NƯỚC HỢP VỆ SINHnhé. Nguồn nước chúng ta uống được có thể là nước từ nhà máy (nước theo đường ống tới các khu dân cư), nước giếng khoan, hay nước sông hồ,… với các nguồn nước tự nhiên hay nước giếng khoan, để uống được ta cần lọc và đun sôi. Trong thí nghiệm này các em sẽ phân biệt nước uống được, nước không uống được và sử dụng nước như thế nào là hợp vệ sinh.
Di chuyển kính phóng đại để quan sát 2 bình nước: Ta thấy trong nước chưa đun sôi, có rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật nhỏ li ty mà mắt thường không thể nhìn thấy được, nhiều sinh vật có hại cho sức khoẻ con người như khuẩn colly,...

Bấm vào nút đun sôi
: quan sát quá trình sôi, quan sát các vi sinh vật trong nước bị chết khi nước được đun đủ sôi.Bấm nút tắt chế độ đun: Di chuyển kính phóng đại để quan sát bình nước còn lại, thấy rõ một bình đã đun sôi không còn vi khuẩn nữa, bình nước chưa đun có nhiều vi khuẩn, do vậy nếu uống nước này vào sẽ gây hại cho sức khỏe.


Nhận xét:

- Trong nước chưa đun nhìn bằng mắt thường trong suốt nhưng có rất nhiều khuẩn, vi sinh vật sinh sống, các vi sinh vật này không nhìn thấy bằng mắt thường,một số vi sinh vật này có hại cho người (vi khuẩn colly gây đau bụng).

- Uống nước chưa đun sẽ gây đau bụng, cần đun nước sôi kỹ (~ 100oC trong 5 đến 10 phút mới đảm bảo vệ sinh và có thể uống được)


Các câu hỏi gợi ý:

- Câu hỏi 1: Có thể phân biệt được nước đun sôi và nước chưa đun bằng mắt thường không?


- Câu hỏi 2: Vi khuẩn có trong nước có lợi hay có hại cho sức khỏe?

- Câu hỏi 3: Nước cần đun sôi ở nhiệt độ bao nhiêu để có thể uống được an toàn?

Liên hệ
: Nước ở vùng núi cao cần đun sôi lâu hơn ở vùng đồng bằng do nhiệt độ sôi ở vùng núi cao thấp hơn?



Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong