Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Wednesday, September 12, 2012

200 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ MÔI TRƯỜNG

Download và xem chi tiết 200 câu hỏi đáp về môi trường tại đây

1. Ô nhiễm không khí là gì? Vì sao không khí bị ô nhiễm?

 2. Ô nhiễm môi trường là gì?

 3. Ô nhiễm nước là gì ?

 4. Đánh giá tác động môi trường là gì?

 5. Đô thị hoá là gì?

 6. Đa dạng sinh học là gì?

 7. Độ cứng, độ dẫn điện của nước là gì?

 8. Độ pH là gì?

 9. Độ phì nhiêu của đất là gì?

 10. Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm như thế nào?

 11. Đất là gì? Đất hình thành như thế nào?

 12. Đất ngập nước là gì?

 13. An ninh môi trường là gì?

 14. Băng là gì ?

 15. Bảo tồn các quần xã sinh vật là gì?

 16. Bảo vệ môi trường là việc của ai?

 17. Bộ Luật hình sự năm 1999 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chương, mấy điều về các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ bao giờ?

 18. Biển ô nhiễm như thế nào?

 19. Biến đổi khí hậu là gì?

 20. Biển đem lại cho ta những gì?

 21. Biển Việt Nam đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm như thế nào?

 22. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm những loại nào?

 23. Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào?

 24. Các hệ thống sản xuất tác động đến môi trường đất như thế nào?

 25. Các khu bảo tồn được phân loại như thế nào?

 26. Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất?

 27. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường gồm những nguyên tắc nào?

 28. Các nguyên tố hoá học và sinh vật trong đất được phân chia như thế nào?

 29. Các nước phát triển thu gom rác như thế nào?

 30. Các phương tiện giao thông công cộng đóng vai trò gì trong bảo vệ môi trường?

 31. Các tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?

 32. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất phóng xạ được quy định như thế nào?

 33. Các vấn đề môi trường liên quan tới tài nguyên nước gồm những gì?

 34. Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước của Việt Nam gồm những nội dung gì?

 35. Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng như thế nào?

 36. Các yêu cầu của một thành phố sinh thái gồm những gì?

 37. Cách mạng Xanh là gì?

 38. Côn trùng có ích hay có hại?

 39. Công cụ quản lý môi trường gồm những gì?

 40. Công ước quốc tế là gì? Việt Nam đã tham gia những công ước nào về bảo vệ môi trường?

 41. Công nghệ môi trường là gì ?

 42. Công nghệ sạch là gì?

 43. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường là gì?

 44. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường là gì?

 45. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là gì?

 46. Cơ sở triết học của quản lý môi trường là gì?

 47. Có những vấn đề môi trường gì liên quan đến khai thác khoáng sản?

 48. Có thể dùng nước thải của thành phố trực tiếp tưới ruộng được không?

 49. Có thể thực hiện truyền thông môi trường qua các hình thức nào?

 50. Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?

 51. Chất thải độc hại đã được quan tâm như thế nào?

 52. Chất thải độc hại là gì?

 53. Chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?

 54. Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?

 55. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trự thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?

 56. Chu trình dinh dưỡng là gì?

 57. Chính sách môi trường là gì?

 58. Con người có gây ra sự tuyệt chủng của các loài trên trái đất không?

 59. Con người tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?

 60. Cota gây ô nhiễm là gì?

 61. DO, BOD, COD là gì?

 62. Du lịch bền vững là gì?

 63. Du lịch sinh thái là gì?

 64. Du lịch tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

 65. Du lịch tác động tích cực đến môi trường như thế nào?

 66. El-Nino là gì?

 67. Giáo dục môi trường là gì?

 68. Giữa các quần thể sinh vật có bao nhiêu mối quan hệ?

 69. Giải thưởng Global 500 là gì?

 70. Hiệu ứng nhà kính là gì?

 71. Hiểu thế nào về ký quỹ môi trường?

 72. Hệ sinh thái là gì?

 73. Hoang mạc hoá là gì?

 74. ISO 14000 là gì?

 75. Không khí trong thành phố và làng quê khác nhau như thế nào?

 76. Khủng hoảng môi trường là gì ?

 77. Khoa học môi trường là gì?

 78. Khoa học môi trường nghiên cứu những gì?

 79. Khí quyển có mấy lớp?

 80. Khí quyển trái đất hình thành như thế nào?

 81. Kinh tế môi trường là gì?

 82. Làng như thế nào được coi là Làng sinh thái?

 83. Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành của Việt Nam có những nhiệm vụ gì, được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào?

 84. Máy thu hình có ảnh hưởng tới sức khoẻ không?

 85. Môi trường có những chức năng cơ bản nào?

 86. Môi trường có phải là một thùng rác lớn không?

 87. Môi trường là gì?

 88. Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào?

 89. Mưa axit là gì?

 90. Một số vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng?

 91. Mức độ ô nhiễm không khí được biểu thị như thế nào?

 92. Nông dân giữ vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?

 93. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam gồm những điểm gì?

 94. Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào?

 95. Ngửi mùi thơm của các sản phẩm hoá chất có hại cho sức khoẻ không?

 96. Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?

 97. Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường?

 98. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu của con người gồm những gì?

 99. Những loài thú mới nào được phát hiện ở Việt Nam?

 100. Những vấn đề môi trường bức bách của Việt Nam cần được ưu tiên giải quyết là những vấn đề nào?

 101. Nhãn sinh thái là gì?

 102. Nước đá và các loại nước giải khát có đảm bảo vệ sinh không?

 103. Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?

 104. Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học như thế nào?

 105. Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào?

 106. Nước bị ô nhiễm vi sinh vật như thế nào?

 107. Nước mưa có sạch không?

 108. Nước ngầm ô nhiễm như thế nào?

 109. Nước ngầm là gì?

 110. Nước trên trái đất có hình thái như thế nào?

 111. Nước uống thế nào là sạch ?

 112. Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi công cộng?

 113. Phải làm gì để bảo vệ môi trường?

 114. Phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam?

 115. Phụ nữ đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?

 116. Phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào?

 117. Phí dịch vụ môi trường là gì?

 118. Quản lý môi trường là gì?

 119. Quan trắc môi trường là gì?

 120. Quy định chung của Nhà nước về khen thưởng, xử phạt trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?

 121. Quyền khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm của tổ chức và cá nhân về Bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

 122. Rác có phải là thứ bỏ đi, vô giá trị không?

 123. Rác thải đô thị được thu gom như thế nào?

 124. Sản xuất sạch hơn là gì?

 125. Siêu đô thị là gì?

 126. Sinh học bảo tồn là gì?

 127. Sinh khối là gì?

 128. Sức ép môi trường là gì?

 129. Sự cố môi trường là gì?

 130. Sự di cư là gì?

 131. Sự gia tăng dân số thế giới tác động đến môi trường như thế nào?

 132. Sự phú dưỡng là gì?

 133. Sự tuyệt chủng là gì?

 134. Suy thoái môi trường là gì?

 135. Tài nguyên đất là gì?

 136. Tài nguyên khoáng sản là gì?

 137. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan là gì?

 138. Tài nguyên là gì? Có những loại tài nguyên nào?

 139. Tài nguyên năng lượng là gì?

 140. Tài nguyên nước của Việt Nam có phong phú không?

 141. Tài nguyên rừng gồm những gì?

 142. Tai biến địa chất là gì?

 143. Tai biến môi trường là gì?

 144. Tầng Ozon là gì?

 145. Tội gây ô nhiễm đất bị xử phạt như thế nào?

 146. Tội gây ô nhiễm không khí bị xử phạt như thế nào?

 147. Tội gây ô nhiễm nguồn nước bị xử phạt như thế nào?

 148. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử phạt như thế nào?

 149. Tội huỷ hoại rừng bị xử phạt như thế nào?

 150. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật bị xử phạt như thế nào?

 151. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người bị xử phạt như thế nào?

 152. Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào?

 153. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm bị xử phạt như thế nào?

 154. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên bị xử phạt như thế nào?

 155. Thành phần khí quyển gồm những gì ?

 156. Thế nào là ô nhiễm môi trường đất?

 157. Thế nào là ô nhiễm thực phẩm?

 158. Thế nào là cân bằng sinh thái?

 159. Thế nào là kiểm toán môi trường?

 160. Thế nào là sự phát triển bền vững?

 161. Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?

 162. Thuế và phí môi trường được quy định như thế nào?

 163. Tiêu chuẩn môi trường là gì?

 164. Tủ lạnh có hại cho sức khoẻ con người không?

 165. Trên trái đất có bao nhiêu loài sinh vật?

 166. Trợ cấp môi trường là gì?

 167. Trong công tác bảo vệ môi trường, các cá nhân, đoàn thể có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

 168. Truyền thông môi trường là gì?

 169. Tị nạn môi trường là gì?

 170. Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

 171. Vì sao biển sợ nóng?

 172. Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng?

 173. Vì sao có Chiến dịch Làm sạch Thế giới?

 174. Vì sao có Ngày Môi trường Thế giới?

 175. Vì sao có Ngày Thế giới không hút thuốc lá?

 176. Vì sao cần khống chế tăng dân số?

 177. Vì sao cần sản xuất rau xanh vô hại?

 178. Vì sao cần xây dựng những khu bảo vệ tự nhiên?

 179. Vì sao chỉ dựa vào thuốc trừ sâu hoá học không khống chế được sâu hại cây trồng?

 180. Vì sao DDT bị cấm sử dụng?

 181. Vì sao không khí ở bờ biển rất trong lành?

 182. Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm?

 183. Vì sao không nên biến biển thành thùng rác?

 184. Vì sao mưa phùn một chút thì có lợi cho sức khoẻ?

 185. Vì sao mỗi gia đình chỉ nên có 2 con?

 186. Vì sao nói "Môi trường là nguồn tài nguyên của con người"?

 187. Vì sao nói con người cũng là một nguồn ô nhiễm?

 188. Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người?

 189. Vì sao nói rừng là vệ sĩ của loài người?

 190. Vì sao nước biển biến thành màu đỏ?

 191. Vì sao phải trồng cây gây rừng? Phải bảo vệ rừng?

 192. Vì sao rừng bị tàn phá?

 193. Vì sao thường xuyên tiếp xúc với amiăng lại có hại?

 194. Vì sao trong thành phố cần có nhiều cây cỏ, hoa lá?

 195. Vì sao trong tự nhiên có nhiều loài sinh vật mà vẫn phải quan tâm đến các loài sắp bị tuyệt chủng?

 196. Vì sao vấn đề lương thực trên thế giới lại đang trong tình trạng báo động?

 197. Việt Nam đã có những sự kiện về hoạt động bảo vệ môi trường nào?

 198. Việt Nam đang xem xét để tham gia các Công ước Quốc tế nào?

 199. Việt Nam hiện có bao nhiêu Vườn quốc gia?

 200. Xanh hoá nhà trường là gì?
Chi tiết

Rác ở nơi tôi sinh ra

Ngoài cảnh vật yên bình, chào mừng tôi ngày về quê còn là sự hiện diện của đống rác to chình ình ngay trước cổng nhà.

Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người, sống nơi phố thị bụi bặm với đầy những khói xe, thiếu bóng mát thì làng quê là nơi chốn thiên đường để tìm về với bầu không khí trong lành, cảnh vật thanh bình. Nhưng nếu như chỉ cần lưu tâm một chút thì bạn cũng không khó để thấy rằng vấn đề rác thải ở nông thôn hiện nay cũng rất đáng được lưu tâm.
Rác đổ bộ khắp nơi. Ảnh do tác giả cung cấp
Rác đổ bộ khắp nơi. Ảnh do tác giả cung cấp
Bạn sẽ nghĩ sao nếu là một trong những đứa con của làng sau bao lâu vất vả học hành, bon chen ở thành phố lâu lâu mới có dịp về quê, ngoài cảnh vật cũ quen thuộc thì chào mừng bạn có cả một đống rác to chình ình trong bao lớn bao nhỏ ngay trước cổng nhà. Chắc chắn ngoài sự khó chịu bạn sẽ cảm thấy chạnh lòng vì được chào đón bằng phương cách ấy.
Nhưng biết sao được, chỉ còn cách nín thở mà bước vào nhà và đóng cửa thật nhanh thôi. Những tưởng người đi thu rác của làng quên hay bận việc một hai hôm không đi dọn đổ rác nhưng chờ mãi chờ mãi mà từng đống rác vẫn nguyên chỗ cũ, đầy lên. Thế là những nơi ấy đã trở thành thiên đường của chuột. Khi mưa xuống còn biết bao dịch bệnh từ những đó làm hại sức khỏe dân lành.
Trẻ con ở nông thôn bây giờ đi học nhiều nên chúng cũng chẳng có thời gian để chơi như trước. Có lẽ vì thế mà dưới những bóng cây, những bụi tre xanh mát không phải là lũ trẻ con bé dại mà là chỗ cho rác. Tôi đã quặn lòng đau đớn biết bao khi thấy những hàng cây duối ngày xưa được thay bằng những tường gạch xây cao bây giờ; dưới chân tường lổn nhổn cũng là rác. Rác thải tự do phơi mình khắp nơi, khắp các ngõ nghách và cũng không ngại tỏa mùi khó chịu vào bầu không khí trong lành vốn có nơi chốn làng quê.
Thế vẫn chưa đủ, vì rác còn ngự trị cả ở nơi ven bờ ao, hồ. Người dân làng sống quanh đó cứ thản nhiên đổ rác mà không nghĩ đến hậu quả khôn lường của nó. Nhớ lại ngày còn nhỏ, những chiều mùa hè, cả đám trẻ chúng tôi đua nhau nhảy ùm xuống ao tập bơi. Nay thì chắc những người dũng cảm nhất cũng không dám bơi ở đó nữa chẳng phải vì sợ đuối nước mà vì mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác.
Rác bốc mùi hôi thôi gây ô nhiễm môi trường. Anh do tác giả cung cấp
Rác bốc mùi hôi thôi gây ô nhiễm môi trường. Ảnh do tác giả cung cấp
Một lý do khác nữa chính là sự đổi màu của nước ao. Một thời trong xanh, an toàn thì nay nước ở ao làng đã đổi màu ngả dần sang đen. Chất tẩy rửa như xà phòng giặt, xà phòng rửa... rủ nhau hòa vào ao làng. Từ đó, chúng lặng thầm ngấm vào nguồn nước ngầm. Tệ hại hơn, cá tôm lớn trong cái ao đó đa phần sẽ lại có mặt trong mâm cơm của chính những người dân đã xả nước bẩn xuống ao.
Nhìn cảnh người dân nơi quê mình đang vô tình tự mình gây tổn hại cho sức khỏe của bản thân bằng việc vứt rác và xả nước thải bừa bãi tôi thiết nghĩ đã đến lúc mình phải hành động. Có lẽ sức tôi chưa đủ mạnh nhưng với sự quan tâm của chính quyền và sự giúp đỡ của Đoàn Thanh niên địa phương, tôi tự tin tình trạng vứt rác bừa bãi trong làng như hiện nay sẽ sớm được giải quyết. 

Tác phẩm dự thi "Bảo vệ môi trường" trên vnexpress. 
Chi tiết

Thơ về môi trường

Đời và thơ

Với tác giả Thế Thành, những hành động bảo vệ môi trường được gửi gắm trong từng câu thơ vừa mềm mại vừa cứng rắn.

Tôi đã nghe lời rung kêu cứu
Những gốc cây đau đớn thét gào
Rừng đổ máu
Con người với máy móc hiện đại
Lầm tưởng… và mục đính nhân loại
Đốt
Phá
Hủy hoại tất cả
Tôi nghe những loài tôm cá, rong rêu
Chết yểu cho sông ngòi đen mùi xác thối
Đại dương đổ lệ dầu loang trôi
Một sớm mai chim cất tiếng thở than
Sẽ về đâu mỗi chiều tan tác
Sẽ về trang sách đỏ
Lưu môi sinh hiện tại
Tôi đã nghe
Vũ trụ kêu gào thảm thiết
Thầm hối tiếc nguyên sơ
Tôi đã nghe, đã nghe tất cả
Nhân loại nói tới mãi bây giờ
Để môi sinh ngày ngày ô nhiễm
Hủy hoại mình, hủy hoại cháu con
Hãy giang tay cứu màu xanh
Hãy cứu lấy hành tinh yêu quý
Hãy bên nhau trong từng nhịp thở
Hãy lắng nghe hành động thiết thực
Từ bây giờ và mãi mãi về sau.

Tác phẩm dự thi "Bảo vệ môi trường" trên vnexpress. 

Bài thơ về môi trường, thơ bảo vệ môi trường, thơ môi trường

Chi tiết

Hiểm họa rác từ hàng quán vỉa hè

Ngon-rẻ-mát mẻ, đó là lý do khiến nhiều người (đặc biệt là giới trẻ) luôn chọn các hàng quán vỉa hè để tụ tập, ăn uống. Nhưng, ít ai biết rằng, những nơi này lại là tác nhân gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đường phố.

Nhiều ngõ ngách đường phố, đặc biệt là các thành phố lớn, từ trường học, bệnh viện đến bến xe, xung quanh các khu dân cư, nhà máy, công ty, ngay cả dọc theo các trục đường chính.. đâu đâu cũng thấy hàng quán vỉa hè mọc tràn lan. Theo quan sát, từ 17 đến 18h, các hàng quán này bắt đầu xuất hiện, địa bàn vỉa hè và lòng đường gần như đã được "chia ngầm" từ trước giữa những người bán hàng.
Môi trường ô nhiễm vì rác thải. Ảnh do tác giả cung cấp
Đường phố ngập trong trong rác thải và nước thải từ các hàng quán vỉa hè. Ảnh do tác giả cung cấp
Dọc theo các trục đường liên tỉnh, các xe, gánh hàng rong thi nhau bày biện hàng, tràn cả xuống đường. Từ 17 đến 21h là giờ cao điểm, quán hàng tràn lan, xe cộ dựng ngổn ngang, khách hàng tụ tập ồn ào gây mất mỹ quan đô thị. Những mặt hàng được chào bán ở đây chủ yếu là thực phẩm và đồ uống, hoa quả. Các quán ăn nhanh như bún, phở, chân gà nướng, ốc luộc, xúc xích rán, trà đá, trà chanh đua nhau mọc lên. Mỗi khi hoạt động, các quán này hòa lẫn giữa làn khói bụi đường,mùi hôi thối của cống rãnh bốc lên, trong khi đó khách hàng vẫn vô tư thưởng thức, buôn chuyện bên cạnh những khối rác.
Sự ô nhiễm từ các hàng quán vỉa hè đang là thực trạng phổ biến ở nước ta. Dẫu biết rằng nhu cầu ăn uống của con người là thiết thực, nhưng chúng ta hãy hành động nó theo ý thức. Khi vào các hàng quán này, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh thức ăn cặn thừa chủ gặp đâu đổ đấy, khách hàng dùng xong tiện đâu vứt đấy. Giấy ăn, đũa dùng một lần, thức ăn thừa đều được chủ và khách hàng xả vô tội vạ xuống đường dù sọt giác ngay bên cạnh.
Một quán vỉa hè có rác, hai quán vỉa hè có rác, và cả con phố quán vỉa hè tràn ngập rác. Điều đáng nói ở đây nữa, đó là nước thải. Bởi là quán ăn vỉa hè, nên lượng nước để dùng cũng được hạn chế. Các ông, bà chủ ở đây chỉ trang bị một vài cái thùng lớn để chứa nước. Nhưng theo quan sát, những chiêc thùng này rất hiếm khi được cọ sạch để dùng. Nhân viên của quán đổ tràn nước thải xuống cả lòng đường gây mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đầy.
Một kiểu ô nhiễm nữa từ việc tụ tập ở các hàng quán vỉa hè đó là ô nhiễm tiếng ồn. Hàng trăm con người tụ tập, hàng trăm hàng nghìn đề tài được họ đem ra bàn luận. Không khí ồn ào náo nhiệt luôn thường trực ở những nơi này. Do đó, bầu không khí hay bị “ngộ độc”, “ô nhiễm” bởi những lời văng tục, chửi thề của một bộ phận khách hàng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của những người dân sống xung quanh.
Bên cạnh việc gây mất mỹ quan đô thị, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các hàng quán này cũng đang là một dấu chấm hỏi đối với chúng ta. Thức ăn được đựng trong những túi nilon hoặc đặt trên mấy viên gạch kê tạm bợ rồi bày ngay dưới đất, sát đường đi không cần che đậy. Người bán hàng không đeo găng tay, vừa cười nói vừa luôn tay bốc thức ăn.
Đập vào mắt người ăn là những xô nước đổ thức ăn dư thừa không được che đậy đặt kề bên miệng thoát nước thải bốc mùi hôi thối nồng nặc. Khó có thể mô tả sự mất vệ sinh ở đây, bởi bát đĩa bẩn được tráng sơ qua trong xô nước bên cạnh, rồi dùng chiếc khăn cũng không sạch để lau qua, tiếp tục đựng thức ăn phục vụ “thượng đế” tiếp theo .
Vỉa hè bây giờ không còn là nơi để người dân có thể đi bộ, đi dạo nữa mà nó đã phải trở thành nơi kinh doanh buôn bán. Bộ mặt đường phố có sạch,đẹp hay ngược lại đi chăng nữa phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của con người. Chỉ với hành động đơn giản là bỏ rác vào nơi quy định là bạn đang góp phần vào sự sạch đẹp cho cuộc sống của bạn, góp phần bảo vệ môi trường. Thiết nghĩ, chính quyền, các cơ quan chức năng nên nhanh chóng vào cuộc để xử lý nghiêm những trường hợp buôn bán, kinh doanh vỉa hè gây ô nhiễm môi trường.

Tác phẩm dự thi "Bảo vệ môi trường" trên vnexpress.
Chi tiết

Bài viết dự thi bảo vệ môi trường: Dòng sông ký ức tuổi thơ tôi

Cuộc sống của tôi dường như gắn liền với những dòng sông ở Hà Nội. Tôi từng rất yêu sông nhưng giờ hình như tình yêu đã thay đổi.

Năm 9 tuổi, nhà tôi ở một làng ven sông Nhuệ - khi đó vẫn thuộc TP Hà Đông - tỉnh Hà Tây cũ, trước khi sát nhập vào Hà Nội. Sau đó, nhà tôi chuyển qua bãi Phúc Tân, tuổi thơ tôi lại gắn với những kỷ niệm ở bờ ven sông Hồng.
Chẳng biết có phải vì quen ở ven sông, quen không khí thoáng đãng hay không, tôi rất thích đi chơi những chỗ nào có sông nước. Đại khái, cứ có dịp bạn bè rủ mà đi đâu qua các con sông như sông Đuống và một số vùng trên Bắc Giang, Bắc Ninh… là tôi đi liền.
Nhưng những năm gần đây, tôi bắt đầu thay đổi sở thích. Tôi bắt đầu sợ các dòng sông mà trước nay gắn liền với quá trình trưởng thành của tôi, từ nhỏ đến lớn. Chúng đều bị ô nhiễm, bẩn theo nhiều mức khác nhau, nhiều cách khác nhau… có những lúc, tưởng như không thể nào chịu nổi.
Sông Hồng, nơi nhà tôi vẫn ở đó, ven bờ. Khi tôi mới chuyển đến, ngày nào đi học về là tôi có thể quẳng sách vở và chạy ra ngoài chơi, chạy dọc bờ sông, hòa mình vào không khí thoáng đãng, mát. Cuối giờ chiều, hầu như nhà nào cũng kê ghế ra ngoài cửa ngồi hóng gió, nói chuyện. Nhiều năm sau cũng thế, nó cũng không biến đổi nhiều. Nước sông lúc nào cũng ngầu đỏ, cuộn chảy. Ven bờ, các nhà trồng ngô, rau… ngoài kia là bãi giữa, cũng ngập tràn những ruộng rau, bãi ngô xanh um.
Vào những tháng hè, có chỗ nào nông nông thì chúng tôi, cả người lớn và trẻ em có thể ra bơi, lội… Thích nhất là những đêm trăng sáng, trông ra sông Hồng rộng mênh mông, ánh trăng lấp lánh trên mặt nước, gió lồng lộng… Sống ở ven sông, đúng là không muốn đi đâu ở dù nhà lầu rộng rãi.
Nhưng bây giờ thì hết rồi. Không phải chỉ đến bây giờ, mấy năm nay, càng ngày càng tệ hại. Ven bờ, đã không còn những ruộng rau, luống ngô… chẳng mấy ai trồng nữa. Thay vào đó, người ta đổ rác. Hầu như nhà nào có rác cũng trút hết cả xuống vệ sông, nhà ven sông cũng như nhà trong ngõ. Đủ thứ rác thải, chất thải: than tổ ong, rác quét nhà, dọn cửa, đồ ăn thừa… người ta trút hết cả ra đấy. Cả một dải đất ven sông, chẳng cứ gì của khu tôi mà cả các khu phố trên, dưới… ngập ngụa trong rác thải. Có một dạo, tôi đi thuyền dưới sông, trông lên thấy cay nồng sống mũi. Nỗi buồn tuổi sơ ầm ập đến. Tôi chẳng còn thấy màu của lá cây đâu nữa, toàn thị màu trắng, vàng bẩn bẩn của rác. Sống ở đây trở nên rất khổ, nhiều nhà tìm cách lại chuyển đi.
Nhưng không chỉ có ven sông. Nước sông Hồng vẫn chảy. Vào mùa mưa, các tháng 6-7-8, nước sông vẫn dâng lên, cuồn cuộn đỏ đậm phù sa. Nhưng chỉ mấy tháng đó thôi và nước cũng không còn đầy như khoảng 6-7 năm trở về trước. Biến đổi khí hậu cùng với việc các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn giữ nước khiến mức nước không bao giờ còn được như xưa. Chúng tôi cũng không còn lo, mùa nước lên, nước sông Hồng lại ngập sân, ngập tầng một. Thậm chí, ngay cả những tháng nước nhiều, nước cũng không còn sạch sẽ, nó có những mùi gì đó rất khó chịu. Mẹ tôi bảo, đó là do chất thải, nước thải không qua xử lý ở nhiều nhà máy, nhất là các nhà máy hóa chất cả ở bên đất Trung Quốc, cả ở các tỉnh phía trên như Phú Thọ, Lào Cai… xả xuống.
Nhưng đó chỉ là một nửa của thảm họa. Tình trạng tồi tệ hơn nữa vào mùa khô, những tháng kiệt nước. Sông Hồng chẳng còn hồng nữa. Có những năm nước gần như cạn kiệt. Có thể lội bộ qua bãi giữa chơi. Nước thậm chí có những tháng chuyển qua màu xanh nhưng với tôi, đó là màu xanh… chết. Bởi nước trở nên tù đọng, rất hôi, bẩn. Các nhà thậm chí có thể thả vịt ở những khoảnh rộng nước đọng lại… Ai mà lỡ bước chân vào, sẽ mẩn ngứa, khó chịu. Và nhiều tháng tuy có nước về, cũng vẫn đỏ phù sa nhưng bốc mùi kinh khủng. Trên các báo viết sông Hồng qua TP Lào Cai bốc mùi hôi mà không biết rằng, chính ở Hà Nội, nếu phóng viên các báo đến khu chúng tôi, cũng thấy mùi hôi từ sông Hồng bốc vào, nồng nặc.
Mùi của hóa chất, chất tẩy, rồi cá chết… rất kinh khủng. Ngay cả chất phù sa mà dòng sông bồi đắp cho bãi Giữa, cho ven sông, tôi nghĩ, cũng không còn màu mỡ như trước nữa bởi nó mang trong mình các chất độc, chất thải từ các nhà máy hóa chất ở đầu nguồn, ở các vùng ven sông miền trung du thải xuống… Dễ thấy, các luống ngô, ruộng rau… ở trên bãi không còn xanh tốt như trước. Trước đây người ta chẳng cần bón gì, chúng vẫn lên đều đều, bắp ngô nào cũng to, đều, ngon khác thường. Rau cũng vậy, cây cải nào cũng mập mạp…
Nhưng nhiều năm nay chẳng thế. Chúng bắt đầu chẳng khác nơi khác, không còn “thương hiệu” ngô bãi giữa sông Hồng nữa. Đơn giản vì, đã ít phù sa. Phù sa đã không còn mầu mỡ. Người ta bắt đầu phải bón bằng phân hóa học, phân chuồng… và thế là càng làm ô nhiễm nước, nhất là vào mùa cạn.
Các dòng sông khác thì sao? Có thể tôi không biết hết, nhưng cứ con sông nào tôi từng biết thì y như rằng, hiện nay, nó đều đang trong tình trạng bị ô nhiễm. Sông Nhuệ - con sông gắn liền với tuổi thơ của tôi cũng thế. Ngày xưa, khi nhà tôi còn ở đó, nước sông luôn trong xanh, luôn chảy băng băng, chẳng có vật cản. Con sông hồi đó khá đẹp và đến bây giờ, nhiều khách sạn ở Hà Đông vẫn lấy tên nó: Khách sạn Nhuệ Giang, Khách sạn Sông Nhuệ… như một niềm tự hào.
Nhưng bây giờ thì sao, thỉnh thoảng tôi trở về nơi ở cũ, thăm bà con họ hàng, trên đường đi ven sông thì tôi cũng không còn nhận ra nó nữa, có lẽ gọi là… con mương, bởi lòng sông đã bị thu hẹp rất nhiều, nước bẩn và hôi thối. Nhiều đoạn, bèo phủ kín, rác ngập ngụa trên bèo, có những chỗ bọt bẩn dồn đống, cá chết trắng mặt sông. Những người hàng xóm cũ của tôi nói, nhiều hôm không ngủ được vì mùi nước sông bốc vào tận nhà, mùi hóa chất tẩy rửa, mùi cá chết. Sông Đuống, sông Đáy… và nhiều con sông ở trên mạn Bắc Ninh, Bắc Giang, mỗi nơi lại bị ô nhiễm theo một kiểu. Nhưng thường, sông nào cũng bị ô nhiễm nhất định có phần do thói quen xấu những năm gần đây của người dân.
Tôi có thể không biết hết toàn bộ nguyên nhân khiến tất cả các dòng sông giờ đây đều bị ô nhiễm. Báo chí viết, nguyên nhân chính do hàng trăm nhà máy, công ty ở Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái… thậm chí ngay ở Hà Nội vì lợi nhuận, bất chấp lợi ích cộng đồng xả trực tiếp ra sông. Tôi tin thế, nhưng tôi cũng thấy, chính quyền và nhiều người dân địa phương nơi các con sông chảy qua cũng thiếu ý thức giữ gìn. Tôi vẫn thấy thường xuyên, họ trút, vứt chất thải, rác thải… ra sông, ven bờ tự nhiên như không.
Người dân vứt bỏ chất thải làm ô nhiễm thì hầu như cũng không ai nhắc nhở, xử lý… có lẽ cho là vì nó quá nhỏ. Việc xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm, Nhà nước sẽ lo nhưng với người dân, cứ mỗi người, mỗi nhà… xả thải như thế này thì chẳng có con sông nào chịu nổi. Có lẽ, tôi sẽ phải giục bố mẹ tôi bán nhà. Tôi không còn muốn sống ở nhà ven sông.

Tác phẩm dự thi "Bảo vệ môi trường" của tác giả Nguyên Minh trên vnexpress.

Chi tiết

Học cách bảo vệ môi trường từ những người bạn Nhật

Một trong những điều may mắn của cuộc đời tôi là được công tác trong môi trường làm việc của người Nhật Bản. Họ trực tiếp giảng dạy tôi về phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và ý thức bảo vệ môi trường từ hành động nhỏ nhất.

Từ lần đầu tiên gặp gỡ, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy mấy bác trong đoàn công tác của Hiệp hội thời tiết Nhật Bản ai cũng mang theo một ba lô hoặc túi xách bằng giấy. Đến nơi làm việc, tôi mới vỡ lẽ ba lô của họ có cả ngăn chứa rác. Họ còn tỉ mẩn phân loại giấy loại bỏ, chai nhựa, vỏ lon nước ngọt đã bị đập bẹp vào từng thùng rác khác nhau.
Những người bạn Nhật của tôi. Ảnh do tác giả cung cấp
Những người bạn Nhật của tôi. Ảnh do tác giả cung cấp
Cô phiên dịch Hoài Thu, có thời gian du học ở Nhật gần 10 năm, giải thích, ở bên đấy, sáng nào, mấy bác này đi làm việc cũng kiêm luôn nhiệm vụ mang rác của gia đình đến nơi thu gom theo đúng lịch. Thấy tôi sửng sốt, cô phiên dịch cho biết thêm, ở mình nói đến rác thì ai cũng sợ vì nó mất vệ sinh nhưng tại Nhật, nhà máy xử lý rác thải được quy hoạch và xây dựng đẹp, y như một khu nghỉ dưỡng cao cấp, tấp nập khách thăm quan. Thậm chí, nhiều nơi còn thiết kế cả hồ bơi nước nóng để tiết kiệm nhiệt năng sản sinh ra khi thiêu hủy rác.

Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng nhau đi ăn tối tại một quán chuyên bán đồ hải sản nằm bên bờ biển. Bác Meguro xắn cao quần, đi sát mép nước dùng tay vớt nhanh những bị nilon đang dập dờn theo sóng nước xô bờ. Đến khi chọn chỗ đặt bàn ăn, họ thích ở ngoài trời và trên nền cát. Dẫu rằng, đã luôn tâm niệm câu tục ngữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”; nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng “quê” với mấy người bạn mới khi thấy họ xếp ngay ngắn những vỏ sò, ốc vào đĩa, còn mình tự nhiên như thường ngày, thả luôn mọi thứ không ăn được xuống nền cát.

Trí tò mò của tôi bị kích thích cao độ, khi thấy bác Shimada đi ra một góc riêng, lấy từ trong túi quần một chiếc ví rất đẹp, châm thuốc lá hút và gạt tàn thuốc vào đó. Khi điếu thuốc cháy hết, bác bỏ nốt cái đầu lọc thuốc vào ví và cất lại túi quần. Tôi lân la hỏi về tập quán hút thuốc lá của người Nhật, bác Shimada cười cởi mở, chia sẻ nghiện thuốc lá là một thói quen không tốt, tốn nhiều tiền vì thuế nhập khẩu đánh vào loại hàng này ở Nhật rất cao. Khi sử dụng nó, bạn lại phải tuân thủ những quy tắc cầu kỳ, nếu không sẽ bị phạt nặng.
Lúc làm việc ca tối, giờ nghỉ giải lao, bác Maki luôn tay phân loại, gập cất mấy phụ kiện bảo quản thiết bị máy khí tượng cao không: giấy bạc, nilon, thuốc chống ẩm…, đã loại đi sau khi sử dụng máy. Cô phiên dịch Hoài Thu, cũng không để tay nghỉ ngơi với việc gấp túi đựng đồ ăn theo một quy trình. Kết quả là từ một túi nilon to đùng trở thành một hình tam giác nhỏ như cái kẹo. Hoài Thu nói: "Em đang bắt chước những người phụ nữ nội trợ ở bên Nhật. Họ rất tiết kiệm và tránh xả rác. Chỉ cần nhìn vào cạnh của tam giác là họ có thể biết được kích thước của túi tái sử dụng".

Mọi người còn kể rằng, ở Nhật, họ không có thái độ e ngại khi sử dụng lại đồ cũ, hàng tái chế. Bên đó còn có những cửa hàng chuyên thu mua đồ dùng có thể tái sử dụng. Sau khi trải qua quá trình tẩy rửa, chỉnh sửa, các vật dụng được phục hồi gần như mới và bày bán cho mọi người có nhu cầu. Vật dụng gia đình dạng này rẻ hơn, hấp dẫn số đông khách hàng. Thậm chí, những khi hàng có ít, người mua nhiều, họ còn phải tổ chức bắt thăm lựa chọn khách may mắn được sở hữu món đồ tái chế.
Đất nước Nhật Bản xanh, sạch, đẹp nhờ ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Đất nước Nhật Bản xanh, sạch, đẹp nhờ ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Sau một năm quen biết và làm việc cùng với những người bạn Nhật, tôi đã học tập được bài học bổ ích về cách bảo vệ môi trường. Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng đã tích lũy, tôi luôn tình nguyện trở thành cộng tác viên truyền thông về lĩnh vực này. Với tôi, đồng nghiệp đến từ xứ sở mặt trời mọc là những người thầy môi trường tuyệt vời.

Tác phẩm dự thi "Bảo vệ môi trường" của  tác giả Đặng Thanh Bình trên vnexpress.
Chi tiết

Thursday, August 16, 2012

Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 TUỔI
Họ và tên : Bùi Ngọc Thanh Thảo
Chức vụ : Giáo viên dạy lớp Lá 1
Đơn vị : Trường Mầm Non 14


I ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
- Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.
- Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
- Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu cùng với Phụ huynh để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Bản thân tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.
2. Khó khăn:
Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế.

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN:

1. Đối tượng:
Trẻ lứa tuổi từ 4 - 6 tuổi.
2. Thực trạng của đề tài khi chưa đổi mới:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
- Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
- Đồng hành với hững suy nghĩ ấy rõ rang chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này như thế nào
Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội.

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tuổi luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định.
2. Giải quyết vấn đề qua các biện pháp:
ƒ Biện pháp 1:
Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất.
ƒ Biện pháp 2:
Xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ.
~ Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn.
~ Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.
~ Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp.
ƒ Biện pháp 3:
Tuyên truyền và phối hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ.
Làm tốt công tác vận động, hỗ trợ của Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để Giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động này Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình nữa.
ƒ Biện pháp 4:
- Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên tôi kết hợp với Giáo viên cùng lớp, cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí nước ngoài... để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ.
- Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Tôi cho rằng làm tốt công tác này thì hiệu quả giờ học được tăng cao.

Ồ ! lạ quá. Bình nước xả vải cũng làm thành cái bàn ủi ngộ nghĩnh, chai nước suối thì trở thành những chiếc ly xinh xắn.

Hệ thống lọc nước bằng chai nước suối, còn chậu hoa đáng yêu này được làm từ chai nước lau sàn nhà đấy!

ƒ Biện pháp 5:
Khi tổ chức các hoạt động nên để trẻ trải nghiệm, trao đổi và Giáo viên lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Tận dụng thời gian của giờ sinh hoạt chiều để giáo dục trẻ thói quen trực nhật cuối ngày theo nhóm hoặc cá nhân. Chăm sóc góc thiên nhiên của lớp,sắp xếp, lau dọn kệ đồ chơi, nhắc nhở bạn cùng nhau thực hiện.

IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả như sau:
- 100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản.
- Phụ huynh quan tâm hơn đến công tác này và hỗ trợ nhiệt tình các loại nguyên vật liệu phế thải cho Giáo viên ở lớp.
- Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ hào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ.

V BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả Giáo viên trong trường và trong Quận cùng thực hiện.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Nâng cao nhận thức của Phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền và vận động.
- Thực hiện tốt chuyên đề cấp Quận "Chung tay bảo vệ môi trường" có thể nói chuyên đề này tạo được tiếng vang trong nhà trường và trong Quận về việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để làm đồ chơi cho trẻ.
- Công tác này sẽ đạt được hiệu qủa cao hơn khi có sự tham mưu của Ban Giám Hiệu nhà trường,sự phối hợp của các giáo viên trong tổ về ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

Theo mamnon
Chi tiết
 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong