Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Monday, March 29, 2010

CO2 và CO và hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là sự tích lũy nhiệt độ trong bầu khí quyển. Không có chúng, trên trái đất sẽ không có sự sống, nếu các tia năng lượng phản xạ từ bề mặt trái đất lên vũ trụ không được các khí nhà kính giữ lại, nhiệt độ của chúng ta sẽ bị lạnh hơn khoảng 33 độ C. Vấn đề ở chỗ chúng ta thải ra ngày càng nhiều khí nhà kính hơn vào bầu khí quyển nên làm mất đi sự cân bằng tinh tế này của tự nhiên. Vậy khí nhà kính từ đâu ra?

1. Dầu mỏ là nguồn năng lượng chính hiện nay nhưng nó cũng là nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất. Có đến 40% khí CO2 phát thải từ nguồn nghiên liệu hóa thạch. Các sản phẩm dầu mỏ là nhiên liệu chính được sử dụng cho hầu hết các phương tiện vận tải như ô tô, máy bay, v.v..., và

tại các nhà máy nhiệt điện.

2. Than đá cũng là một thủ phạm lớn gây ô nhiễm như dầu mỏ, nó nhanh chóng trở thành mối nguy hại cho khí hậu (kẻ tiêu diệt khí hậu). Sự đốt cháy than đá đã thải ra một lượng lớn khí CO2. Than non thậm chí còn ô nhiễm hơn. Cho dù ý định bảo tồn nguồn than đá và than non đã có từ hàng trăm năm nay, nhưng chúng ta hầu như mất kiểm soát nên chúng đã trở thành thảm họa lớn cho khí hậu trái đất.

3. Khí gas được xem là “sạch nhất” và sử dụng hiệu quả nhất trong các nhiên liệu hóa thạch. Nhưng lượng CO2 thải ra khi chúng tạo ra mỗi KWh điện cũng bằng một nửa so với khi đốt than non.

4. Nạn phá rừng nhiệt đới là nguyên nhân gây tăng thêm 1/5 lượng khí CO2. Các cánh rừng đang biến mất đi thật vô cùng nguy hiểm, vì chúng làm hủy hoại hệ sinh thái và các vùng khí hậu, như các cánh ở Amazon.

5. Khí Mêtan, Ô-xít Ni-tơ và các khí công ngiệp khác cũng là các loại khí nhà kính chủ yếu. Nguồn khí mê-tan chính do các sản phẩm phụ trong chăn nuôi, trồng trọt và do nạn phá rừng, nhưng số lượng lớn nhất là do sự tan chảy của các lớp đất bị đóng băng vĩnh cửu tại các vùng cực.

Nông nghiệp cũng gây ra nguồn khí Ô-xít Ni-tơ. Các khí công nghiệp như khí dùng trong máy lạnh, tủ lạnh và một số quá trình sản xuất hóa chất cũng gây ô nhiễm cho bầu khí quyển.

Bài liên quan:

(2b cont.)
Dịch từ www.greenpeace.org
Theo Energy [R]evolution (cont. 3) Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong