Theo khuyến nghị của FDA, nhu cầu cơ thể là dưới 2.400mg muối mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê). Thật ngạc nhiên, hầu hết lượng muối nạp vào cơ thể lại không trực tiếp đến từ lọ muối tiêu, muối ớt trên bàn mà nó lại ẩn giấu trong rất nhiều loại thực phẩm.
Những thực phẩm nhiều muối
Thực phẩm đông lạnh: Những món ăn, thực phẩm đóng gói sẵn thật tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng nhưng chúng lại chứa đầy muối. Cứ 150g thịt gà đông lạnh và nước sốt có chứa tới 787mg muối.
Ngũ cốc ăn liền: Chúng dường như rất an toàn và tốt cho sức khỏe, có đúng không nhỉ? Nào, hãy nhìn cận cảnh nhé:
- Một vài loại bỏng ngô có chứa tới 266mg muối/cốc.
- Một số loại nho khô có thể chứ tới 342mg muối/cốc.
Nước rau xay đóng hộp: Nước rau là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng chúng không phải lúc nào cũng là lựa chọn thông minh bởi 1 ly nước rau xay đóng hộp có chứa tới 653mg muối.
Rau đóng hộp: Được coi là một lựa chọn thay thế khi không có rau tươi, rau đóng hộp thường có chất bảo quản và nước sốt “đẫm” muối. Một lon ngô hộp có chứa tới 730mg muối.
Nước sốt đóng chai: Các loại nước sốt như Teriyaki, cứ 1 thìa sẽ có tới 690mg muối còn 1 thìa nước tương sẽ có tới 1.000mg muối.
Sốt Spaghetti: Nửa cốc nước sốt spaghetti có chứa 610mg muối.
Các loại hạt dầu ăn liền: Hãy nghĩ lại khi lựa chọn các hạt lạc muối này. Cứ 30g lạc muối khô có chứa 230mg muối.
Cứ 30g bánh xốp phô mai có 258mg muối
Mỳ tôm: Những thực phẩm đóng gói như mỳ tôm có thể chứa tới 1/2 nhu cầu muối trong ngày.
Bánh mỳ kẹp: 1 thìa cà phê nước sốt cà chua chứa 178mg muối.
1 thìa cà phê nước sốt ngọt chứa 121mg muối
Những mẹo hay giúp giảm muối
Để cơ thể không bị nạp quá nhiều muối, cần xác định chính xác khẩu phần muối 1 ngày của mình. Muốn vậy, phải hiểu rõ các ký tự trên nhãn hàng.
Bắt đầu từ các từ chuyên ngành:
- Không muối (Sodium free, unsalted, no salt added, without added salt): dưới 5mg muối cho mỗi khẩu phần
- Rất ít muối (Very low sodium): 35mg hay ít hơn/khẩu phần
- Ít muối (Low sodium): ít hơn 140mg muối/khẩu phần
- Cắt giảm muối (Reduced sodium): lượng muối giảm 25%
Muối có thể được gọi bằng các tên sau:
Sodium alginate, sodium ascorbate, sodium bicarbonate (baking soda), sodium benzoate, sodium caseinate, sodium chloride, sodium citrade, sodium hydroxide, sodium saccharin, sodium stearoyl, sodium lactylate, sodium sulfite, sodium phosphate, monosodium glutamate (MGS), trisodium phosphate, Na.
Kiểm tra thành phần thuốc: Một số loại thuốc trị đau đầu hay ợ nóng cũng chứa muối.
Cẩn thận với cạm bẫy: Các món súp trong nhà hàng thường có rất nhiều muối, tương tự là các món khai vị có phô mai hay thịt. Từ sốt trong nhà hàng cũng đồng nghĩa với muối, vì vậy cần hạn chế chấm các loại sốt này.
Những món nên chọn: Món cá trong nhà hàng thường ít muối. Các loại rau hấp cũng là lựa chọn tốt. Các món tráng miệng ít muối gồm kem, nước ga ngọt và bánh hoa quả.
Những ai nên hạn chế ăn muối?
Ăn ít muối sẽ tốt cho huyết áp, giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Đối với những người huyết áp cao, ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ảnh hưởng xấu tới thận.
Kiểm soát lượng muối?
Nếu không chắc chắn lượng muối nạp vào cơ thể, hãy ghi chép các món ăn trong ngày và rồi ngồi… tính.
Nhân Hà
Theo WMD-DanTri
Bài liên quan- Phần mềm Tiết kiệm năng lượng
- Phần mềm Năng lượng mới
- Phần mềm Tiết kiệm điện
- Phần mềm Nếp sống văn minh
- Phần mềm Dân số
- Phần mềm Bảo vệ động vật quý hiếm
- Phần mềm An toàn thực phẩm
- Phần mềm Ô nhiễm không khí
- Phần mềm Rác thải
- Phần mềm Ô nhiễm đất
- Phần mềm Nước sạch
- Phần mềm Tiếng ồn
- Phần mềm Cây xanh
- Phần mềm An toàn sức khỏe sinh sản
0 comments:
Post a Comment