Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Sunday, March 28, 2010

Nghe âm thanh của... vi sinh vật

Nghe âm thanh của... vi sinh vật
Để xem được những vi sinh vật có kích thước rất bé thì chúng ta nhờ sự trợ giúp của kính hiển vi. Còn nếu muốn nghe âm thanh khi chúng hoạt động phải làm thế nào? Micro-ear là giải pháp mà các nhà khoa học đang thực hiện.

Micro-ear đang được phát triển bởi nhóm các nhà nghiên cứu thuộc các đại học Glasgow, Oxford và Viện Nghiên cứu y khoa quốc gia tại Mill Hill, Anh quốc. Thiết bị này giúp các nhà khoa học có thể nghe được hoạt động của vi sinh vật giống như cách mà người ta nghe tiếng động cơ xe hơi để phát hiện lỗi.

Về cơ bản thì micro-ear được phát triển dựa trên kỹ thuật sử dụng ánh sáng của laser có tên gọi optical tweezers (tạm dịch là kẹp quang học). Kỹ thuật này từng được dùng để đo lường chính xác những lực cực nhỏ do vi sinh tạo ra. Theo đó, người ta đặt một số hạt thủy tinh hoặc chất dẻo quanh một vi khuẩn, một chùm tia laser sẽ chiếu sáng lên các hạt này. Khi vi khuẩn di chuyển sẽ tạo ra lực làm rung động các hạt, nhờ vậy sẽ đo lường chính xác những lực rất nhỏ chỉ một phần triệu triệu newton.

Đối với micro-ear, các nhà khoa học rải nhiều hạt nhỏ tạo thành một vòng bao quanh vi khuẩn và giám sát bằng tia laser. Khi vi khuẩn di chuyển trong môi trường chất lỏng sẽ tạo ra sự xung động và âm thanh. Những camera tốc độ cao sẽ liên tục ghi nhận xung động của các vòng hạt. Hệ thống sẽ kết nối tín hiệu chuyển đổi âm thanh, nhờ vậy các nhà khoa học nghe được tiếng động phát ra.

Khi hệ thống micro-ear hoàn chỉnh, trước tiên các nhà khoa học sẽ nghe hoạt động của một số loài trùng roi và vi khuẩn E.coli. Hướng quan tâm đặc biệt là sự tương tác của dược phẩm đối với vi khuẩn gây bệnh để đo lường hiệu quả điều trị. (Theo BBC, Physorg).

Tạ Xuân Quan


CanNao Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong