Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Tuesday, March 23, 2010

Sản xuất điện từ khí độc của Biển Đen


Biển ô nhiễm lớn nhất trái đất có thể cung cấp một lượng điện vô tận cho loài người nhờ khí độc trong nước của nó.

Một phần Biển Đen nhìn từ lãnh thổ Nga. Ảnh: mapofukraine.net.

National Geographic cho biết, Biển Đen, một biển nằm gọn trong đất liền ở Đông Âu, hầu như không có sự sống trong mấy thập kỷ qua bởi tình trạng ô nhiễm trong các dòng sông đổ vào nó. Chỉ có một số loài vi khuẩn có khả năng tồn tại trong nước ô nhiễm nặng của Biển Đen.

Những dòng chất thải độc hại từ 17 quốc gia châu Âu khiến lượng oxy trong nước Biển Đen giảm dần. Tình trạng đó làm tăng nồng độ khi hydro sunfua (H2S) trong nước biển.

H2S hủy diệt sự sống, song nếu con người có thể tách khí H từ H2S thì nó sẽ trở thành một dạng năng lượng sạch mới.

“Chúng tôi cần năng lượng sạch trong khi châu Âu có một vấn đề ô nhiễm môi trường cần giải quyết. Lấy H từ biển ô nhiễm có thể tạo ra nguồn năng lượng tái sinh, đồng thời giảm ô nhiễm nước biển”, Mehmet Haklidir, một nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Tubitak Marmara tại Gebze-Kocaeli, Thổ Nhĩ Kỳ, nhận xét.

Mặc dù nghiên cứu của Haklidir và các đồng nghiệp mới chỉ ở giai đoạn đầu, các nhà khoa học vẫn cho rằng con người có thể tách H từ H2S bằng nhiều quá trình – như nhiệt, điện hóa học hay quang hóa.

Theo National Geographic, phân hủy H2S bằng nhiệt là quá trình trực tiếp nhất. Các nhà khoa học có thể đưa H2S vào môi trường có nhiệt độ từ 800 tới 1.500 độ C để tách khí H.

Sau đó họ đưa H vào các hang ngầm dưới đáy biển. Vùng Biển Đen thuộc địa phận Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều hang ngầm.

Kizilelma, hang dài thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thể trở thành nơi chứa khí H lý tưởng nếu nó không có lỗ hổng hay vết nứt nào có thể khiến khí rò rỉ ra ngoài.

Minh Long-VnExpress

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong