Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Sunday, March 28, 2010

Tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ

Theo tờ Daily Mail nước Anh, tàu thăm dò đi theo quỹ đạo sao Hỏa (MRO) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát huy tác dụng trong cuộc tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ.



Trong bức hình này  là những cồn cát tối màu và miệng núi lửa ở khu vực Arabia Terra trên  sao Hỏa. Người ta cho rằng, cồn cát có màu tối là vì chúng có nguồn gốc  từ đá bazan. Ảnh: Daily Mail.
Trong bức hình này là những cồn cát tối màu và miệng núi lửa ở khu vực Arabia Terra trên sao Hỏa. Người ta cho rằng, cồn cát có màu tối là vì chúng có nguồn gốc từ đá bazan. Ảnh: Daily Mail.

MRO đã gửi về Trái đất một khối lượng lớn những hình ảnh tráng lệ về hành tinh này, cung cấp cho các nhà khoa học một lượng tư liệu quý giá trong quá trình tìm kiếm nguồn sống trên hành tinh đỏ.

Chiếc máy ảnh có độ phân giải cực cao đặt trên MRO (HiRISE) đã phát hiện những hình ảnh quan trọng về địa hình trên bề mặt sao Hỏa. Ví dụ như: Các hố sâu có các ngấn… Cho đến hiện tại, các nhà khoa học đã cung cấp cho giới truyền thông 11.762 bức ảnh về hành tinh này do MRO chụp được. Nhưng đây chỉ là con số rất nhỏ trong hơn 120 ngàn bức ảnh mà MRO đã thực hiện trong 4 năm qua.

Vào mùa đông ở đáy  các miệng núi lửa tồn tại Carbon Dioxide ở dạng rắn. Ảnh: Daily Mail.
Vào mùa đông ở đáy các miệng núi lửa tồn tại Carbon Dioxide ở dạng rắn. Ảnh: Daily Mail.

Vào tuần trước, MRO đã vượt qua một cột mốc quan trọng trong quá trình thăm dò của mình, gửi về Trái đất hơn 100 terabytes số liệu về sao Hỏa. Con số này gấp ba lần so với những con tàu thăm dò vũ trụ khác. Rich Zurek, một nhà khoa học của dự án MRO nói: “Điều khiến chúng tôi vô cùng vui sướng hoàn toàn không phải vì số liệu thu được nhiều như vậy mà là những số liệu thăm dò được đã cho chúng ta biết nhiều hơn về những bí mật của hành tinh này”.

Các cồn cát hình lưỡi liềm và cồn cát vòng cung trên bề mặt sao  Hỏa. Ảnh: Daily Mail.
Các cồn cát hình lưỡi liềm và cồn cát vòng cung trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: Daily Mail.

Những hình ảnh mà MRO cung cấp đã giúp chúng ta lý giải sâu hơn về tính đa dạng trong môi trường của sao Hỏa ở thời điểm hiện tại. Đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu được sao Hỏa đã có những bước tiến hóa như thế nào trong lịch sử.

Những  cơn bão bụi xoay với màu xanh xám xoay tròn trên các cồn cát trông  giống như những vòi rồng nhỏ. Ảnh: Daily Mail.
Những cơn bão bụi xoay với màu xanh xám xoay tròn trên các cồn cát trông giống như những vòi rồng nhỏ. Ảnh: Daily Mail.

MRO gia nhập vào quỹ đạo sao Hỏa đã được 4 năm. Vào tháng 3/2006, MRO bắt đầu tiến vào quỹ đạo của sao Hỏa sau khi nó được phóng thành công một năm trước đó tại trung tâm phóng tàu vũ trụ Florida. Năm 2008, MRO hoàn thành nhiệm vụ thăm dò giai đoạn một của mình, sau nó tiếp tục công việc thăm dò đối với bề mặt, lòng đất cũng như tầng khí quyển của sao Hỏa.

 Một khu vực ở Arabia Terra, một vùng đất cao và rộng  lớn ở phía Bắc của sao Hỏa. Và nhìn bề mặt méo mó của nó người ta tin  rằng đây là vùng đất già nhất của sao Hỏa. Ảnh: Daily Mail. Một khu vực ở Arabia Terra, một vùng đất cao và rộng lớn ở phía  Bắc của sao Hỏa. Và nhìn bề mặt méo mó của nó người ta tin rằng đây là  vùng đất già nhất của sao Hỏa. Ảnh: Daily Mail.
Một khu vực ở Arabia Terra, một vùng đất cao và rộng lớn ở phía Bắc của sao Hỏa. Và nhìn bề mặt méo mó người ta tin rằng đây là vùng đất già nhất của sao Hỏa. Ảnh: Daily Mail.

Phát hiện quan trọng của MRO chính là những dấu hiệu của nguồn nước trên bề mặt sao Hỏa hàng trăm triệu năm trước. Sự tồn tại của nguồn nước đó mang tính khu vực hoặc cũng có thể là phân bố trên toàn bộ hành tinh này.

Những hình ảnh tráng lệ từ hành  tinh đỏ. Ảnh: Daily MailNhững hình ảnh tráng lệ từ hành tinh đỏ. Ảnh: Daily Mail
Những hình ảnh tráng lệ từ hành tinh đỏ. Ảnh: Daily  Mail
Những hình ảnh tráng lệ từ hành tinh đỏ. Ảnh: Daily  Mail
Những hình ảnh tráng lệ từ hành tinh đỏ. Ảnh: Daily Mail

Đồng thời, MRO cũng phát hiện được các nguồn nước mang các đặc tính khác nhau trong những hoàn cảnh môi trường khác nhau. Chẳng hạn nguồn nước tính axit, nguồn nước tính kiềm,… Sự đa dạng của nguồn nước thời viễn cổ giúp các nhà khoa học Trái đất tiến thêm một bước trong kết luận “từng tồn tại sự sống trên hành tinh này”.

  • Lê Văn (Theo Daily Mail)

VietNamNet Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong