Hôm trước tôi đọc bài về một cô ca sỹ nổi tiếng kiện một tờ báo vì “xâm phạm nghiêm trọng đến đời tư của cô”. (Cô ấy nổi tiếng đến mức tôi không cần nêu tên).
Mở đầu, tác giả phân tích về cơ sở pháp luật:
“Trên thực tế, quyền bí mật đời tư của cá nhân được luật pháp bảo vệ theo quy định tại điều 38, Bộ luật Dân sự. Theo đó: “việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
“Thế nào là ‘bí mật đời tư’?” tác giả hỏi. “Luật không quy định chi tiết thế nào là ‘bí mật đời tư’, và đây cũng là vấn đề pháp lý gây tranh cãi nhiều nhất. Ý kiến chung nhất của các chuyên gia thì cho rằng ‘bí mật’ là thông tin cần được che giấu, không công khai, chỉ một số ít người liên quan được biết”.
Tôi có một câu hỏi khác: Thế nào là “cá nhân”?
Cụ thể, một “cá nhân” là một người đến từ đâu? Bởi tôi thấy một số tờ báo hay khai thác “đời tư” của các ngôi sao nước ngoài, đăng tin “cần được che giấu” (ít nhất trong mắt các sao nước ngoài ấy), không xin phép để “người đó đồng ý” theo yêu cầu của điều 38 Bộ luật Dân sự.
Hôm nay tôi truy cập vào một trang web thời sự lớn của Việt Nam. Tôi gõ “Lộ ảnh nóng” và hộp tìm kiếm. Có 24 kết quả. Có bài nhắc một cô ca sỹ trẻ của một kênh truyền hình thiếu nhi bên Mỹ. Có bài nhắc “tình địch” của một nữ diễn viên Hồng Kông bước qua tuổi 40. Có bài nhắc một nam diễn viên Hồng Kông giờ vẫn đang buồn vì một vụ mất laptop cách đây mấy năm. Có một hoa hậu Châu Âu, một hoa hậu Châu Mỹ, một hoa hậu Châu Á. Toàn bộ 24 kết quả ấy không bài nào nhắc “nạn nhân” Việt Nam. Mà đó là trang báo Việt Nam.
Các bạn thừa biết có sao Việt lộ ảnh, clip, hay điều gì đó khác “nóng” trong mấy năm gần đây. Nhưng tôi nghiên cứu hết các tờ báo lớn, (không phải forum nhé) chỉ thấy vài trường hợp viết cụ thể (không “nửa viết nửa giấu”) về trường hợp sao Việt lộ ảnh nóng - mà vài trường hợp đó nhiều blogger nghi là “PR”. Không có sự đồng ý của “đại diện nạn nhân”, các blogger phân tích, báo không dám đưa lên đâu. Các điều đó dẫn đến một câu hỏi tiếp theo: một số tờ báo “ngại” với Ta nhưng lại “không ngại” với Tây có phải đúng pháp luật không?
Tôi không phải luật sư, nhưng điều 2 của Bộ luật dân sự nói “Bộ luật được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”, nên tôi đoán rằng một tờ báo Việt Nam viết về một ngôi sao nước ngoài vẫn phải theo luật ấy.
“Các sao nước ngoài sẽ không kiện đâu.” (Có đọc đâu mà kiện?) “Các tin ấy lên báo của nước ngoài rồi.” “Văn hóa bên kia thoáng hơn.” Tất cả chỉ là cơ sở tâm lý, chưa phải cơ sở pháp luật.
Cách đây không lâu người nước ngoài mua vé trên VietNam Airlines phải trả giá đắt hơn người Việt. Người nước ngoài giàu (là cơ sở tâm lý) còn người Việt Nam vẫn nghèo. Trung bình là thế, nhưng “trung bình” là khái niệm nguy hiểm. Lúc ấy có nhiều sinh viên nước ngoài không hiểu vì sao mình phải mua vé với giá cao trong khi các đại gia Việt Nam có thể mua vé với giá thấp. Cuối cùng luật đã được chỉnh sửa và tôi có thể mua vé với giá “Việt Nam”.
Vậy tôi thấy trường hợp của cô ca sĩ này thú vị. Cũng như các bạn, tôi rất tò mò muốn biết “bí mật đời tư” được xác định thế nào. Nếu thông tin đăng lên báo bị kiện được xác định là xâm phạm nghiêm trọng đến đời tư thì sao? Sau này các bài viết về ngôi sao nước ngoài với bí mật đời tư “tương đương” có bị hạn chế không? Nếu tòa án quyết định không xâm phạm đến đời tư của cô ca sĩ đó thì nội dung các bài viết về sao Việt Nam có bắt đầu nhìn giống nội dung các bài viết về sao nước ngoài không… thoáng hơn, nhiều chi tiết nóng bỏng hơn?
Còn trường hợp của chính tôi nữa! Một tờ báo đăng tin tôi cho là xâm phạm nghiêm trọng đến đời tư của tôi thì sao? Tôi có quyền kiện không? Tôi không phải người Việt nhưng tôi có phải người của công chúng ở đây không? Hay kiện thành công tôi chỉ được 50% số tiền ấy?
Joe
Bài liên quan
- Phần mềm Nếp sống văn minh
- Phần mềm Dân số
- Phần mềm Tiết kiệm năng lượng
- Phần mềm Năng lượng mới
- Phần mềm Tiết kiệm điện
- Phần mềm Nếp sống văn minh
- Phần mềm Dân số
- Phần mềm Bảo vệ động vật quý hiếm
- Phần mềm An toàn thực phẩm
- Phần mềm Ô nhiễm không khí
- Phần mềm Rác thải
- Phần mềm Ô nhiễm đất
- Phần mềm Nước sạch
- Phần mềm Tiếng ồn
- Phần mềm Cây xanh
- Phần mềm An toàn sức khỏe sinh sản
0 comments:
Post a Comment