Anh Tú cho hay, lúc đầu, khu vực bị nóng chỉ có một chòm nhỏ. Không lâu sau, điểm nóng lan rộng ra, chiếm khoảng hơn 3m2 nền nhà. Sức nóng còn lan toả lên chân tường, khiến chân tường cũng nóng ran.
Gia đình anh Tú sinh sống trong ngôi nhà 4 tầng này từ năm 2005. Dưới nền nhà, trước khi lát đá, anh Tú đã “đệm” thêm rất nhiều gạch vỡ và bê tông, tổng độ dày trên nửa mét.
Từ hôm hiện tượng trên xảy ra, các thành viên trong gia đình anh Tú tỏ ra rất hoang mang, không hiểu nguyên nhân do đâu. Trẻ nhỏ bị cấm lại gần khu vực đó. Không khí trong nhà trở nên nóng nực hơn.
Tại khu vực bị nóng, anh Tú luôn để một xô nước để tưới lên cho đỡ nóng. “Chỉ một lúc sau, nước bốc hơi hết, nền nhà lại khô trắng. Cửa nhà ban ngày lúc nào cũng phải mở để cho thoáng hơn, dù bụi bặm bay vào rất nhiều” - anh Tú cho biết.
Chiều 4/6, sau khi nhận được phản ánh của PV Dân trí, kỹ sư Cao Duy Giang - Trưởng phòng địa chất thuỷ văn và địa chất công trình cùng đoàn chuyên gia đã đến thực tế đo đạc, kiểm tra. Theo đó, vùng bị nóng có diện tích khoảng 10m2, là một khoảng giữa hai ngôi nhà trên, trong đó vùng “tâm” nóng chỉ khoảng 4m2.
Kỹ sư Giang cho biết, đây không phải là trường hợp hiếm gặp vì trước đó, ngay tại Hà Nội cũng đã có một trường hợp tương tự trong một ngôi nhà trên đường Trường Chinh. Sự việc trên xảy ra hơn 1 năm trước và chỉ kéo dài vài ngày, sau đó nền nhà lại trở lại bình thường.
Giải thích về hiện tượng tại hai ngôi nhà trên phố Giảng Võ này, kỹ sư Giang cho rằng có thể do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, phía dưới nền nhà khu vực bị nóng có một hố vôi, khi nước ngầm thấm vào gây nở và tạo ra sức nóng thoát lên trên.
Trường hợp thứ 2, Trưởng phòng địa chất thuỷ văn và địa chất cho rằng, ngày trước khu vực này là đầm lầy, có nhiều cây cối đã chết, phân huỷ theo thời gian, tạo thành khí mê tan tích tụ phía dưới, gây nóng. Kỹ sư Giang cũng loại trừ khả năng có địa nhiệt (nước hay khí nóng dưới đất) tại khu vực này.
Vì điểm phát nóng nằm dưới đất, nơi xảy ra nóng lại là căn hộ gia đình, không thể đào xới lên, các chuyên gia chỉ có thể cảm nhận độ nóng phía trên bề mặt bằng xúc giác và đo độ nóng của hơi nóng bốc lên. Tuy vậy, độ nóng bốc lên cũng khá cao, lên tới trên 40 độ C. Theo nhận định, nhiệt độ phía dưới ít nhất là trên 60 độ C, thậm chí có thể tới 80 độ C.
Sau khi đo đạc, kiểm tra, kỹ sư Giang và đoàn chuyên gia nhận định, hiện tượng này có thể chỉ kéo dài vài ngày, lâu nhất chỉ khoảng 15 ngày. Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác của hiện tượng này cần sự nghiên cứu nghiêm túc và có thể phải đào xới khu vực này lên.
Trưởng phòng địa chất thuỷ văn và địa chất cũng đề nghị các hộ gia đình chú ý theo dõi, nếu có hiện tượng bất thường khác xảy ra thì phải báo ngay để xử lý.
Tiến Nguyên
Bài liên quan
- Phần mềm Tiết kiệm năng lượng
- Phần mềm Năng lượng mới
- Phần mềm Tiết kiệm điện
- Phần mềm Tiết kiệm năng lượng
- Phần mềm Năng lượng mới
- Phần mềm Tiết kiệm điện
- Phần mềm Nếp sống văn minh
- Phần mềm Dân số
- Phần mềm Bảo vệ động vật quý hiếm
- Phần mềm An toàn thực phẩm
- Phần mềm Ô nhiễm không khí
- Phần mềm Rác thải
- Phần mềm Ô nhiễm đất
- Phần mềm Nước sạch
- Phần mềm Tiếng ồn
- Phần mềm Cây xanh
- Phần mềm An toàn sức khỏe sinh sản
0 comments:
Post a Comment