Chỉ trong 6 tháng, 3.600 vụ vi phạm môi trường đã được Cục cảnh sát môi trường bóc gỡ. Đại tá Lương Minh Thảo (Phó cục trưởng) nhận định, sau Vedan nhiều vụ "đầu độc môi trường" của doanh nghiệp ngày càng tinh vi.
- Dư luận cho rằng một số vụ xả thải như Vedan và Tung kuang chưa được cảnh sát môi trường xử lý đến nơi đến chốn, ông nghĩ sao?
- Tôi cho rằng, thông tin xử chưa đến nơi đến chốn là chưa đúng. Có những vụ có thể xử được ngay nhưng có những vụ cần theo trình tự của pháp luật. Với Vedan, các cơ quan chức năng kiên quyết đề nghị khởi tố hình sự. Tuy nhiên, luật pháp quy định phải xử phạt hành chính sau đó đó mới xử hình sự. Song với Vedan hiện nay đã hết thời hiệu xử phạt hành chính nên chưa thể xử hình sự.
Hệ thống ống xả ngầm chôn sâu dưới lòng đất của Tung kuang. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Trong vụ Tung kuang, ông đánh giá mức độ vi phạm ra sao?
- Tôi cho là rất nghiêm trọng. Nước thải ra môi trưởng ở đây tuy không lớn nhưng rất nguy hiểm, có thể gây ung thư. Theo luật, chúng tôi đang báo cáo để xin ý kiến 3 ngành tư pháp trung ương về đường lối xử lý, bởi hiện các điều luật chúng ta chưa có hướng dẫn cụ thể. Do đó, chúng tôi cần phải thống nhất để vận dụng các văn bản. Ví dụ thế nào là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cần phải xem xét cụ thể.
Việc khởi tố hay không phải chờ ý kiến của Bộ Công an, Viện kiểm sát và TAND tối cao.
- Sau 3 năm cảnh sát môi trường đi vào hoạt động, ông đánh giá tình trạng vi phạm môi trường hiện ra sao?
- Chưa thể đánh giá chính xác thời điểm này với trước kia. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của tôi, hiện nay chiều hướng vi phạm đang có dấu hiệu chững lại, nhưng hình thức và thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi hơn.
Nhiều doanh nghiệp dù có xây dựng hệ thống xử lý nhưng vì lợi nhuận (trốn tiền điện, hóa chất xử lý) họ vẫn tìm cách xả thải ra môi trường vào ban đêm khiến cảnh sát khó phát hiện và bắt giữ. Một số cơ quan, bệnh viện họ đưa ra nhiều lý do trong đó thiếu kinh phí nên chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải.
Với cơ chế hậu kiểm những đơn vị vi phạm như Vedan, Miwon...chúng tôi vẫn giám sát. Vừa rồi, chúng tôi có kiểm tra lại ở đơn vị Miwon phát hiện một số hệ thống chưa đạt yêu cầu nên đã yêu cầu chấn chỉnh lại.
Tối 3/10/2008, người dân ở thành phố Việt Trì vác đèn pin ra nơi miệng cống tố Miwon xả thải ra môi trường. Ảnh: Hoàng Anh. |
- Dường như cảnh sát môi trường mới tập trung xử lý những doanh nghiệp nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước và liên doanh chúng ta chưa xử quyết liệt. Ông nhận xét gì?
- Điều này chưa chính xác. Đến nay chúng tôi đã xử lý khá nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Mới tuần trước, tôi ký quyết định xử phạt ban quản lý dự án Mỗ Lao 250 triệu đồng vì vi phạm môi trường. Ngoài ra, 50 doanh nghiệp xây dựng khác ở đây cũng bị xử lý.
6 tháng đầu năm nay, Cục cảnh sát môi trường Bộ Công an đã phát hiện 3600 vụ vi phạm môi trường với số tiền phạt lên trên 30 tỷ đồng. Con số này gấp 270% so với cùng kỳ năm ngoài, trong đó số vụ xả thải và khí thải chiếm trên 90 %. |
Hoàng Anh ghi-VnExpress
Bài liên quan
- Phần mềm Bảo vệ động vật quý hiếm
- Phần mềm An toàn thực phẩm
- Phần mềm Ô nhiễm không khí
- Phần mềm Rác thải
- Phần mềm Ô nhiễm đất
- Phần mềm Nước sạch
- Phần mềm Tiết kiệm năng lượng
- Phần mềm Năng lượng mới
- Phần mềm Tiết kiệm điện
- Phần mềm Nếp sống văn minh
- Phần mềm Dân số
- Phần mềm Bảo vệ động vật quý hiếm
- Phần mềm An toàn thực phẩm
- Phần mềm Ô nhiễm không khí
- Phần mềm Rác thải
- Phần mềm Ô nhiễm đất
- Phần mềm Nước sạch
- Phần mềm Tiếng ồn
- Phần mềm Cây xanh
- Phần mềm An toàn sức khỏe sinh sản
0 comments:
Post a Comment