Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Thursday, July 1, 2010

Bố nướng mực, con cháy mặt

Thấy lửa nướng mực sắp tắt, anh Thành đổ thêm cồn vào, không ngờ ngọn lửa bùng lên, gặp cơn gió lùa đã tạt cả vào mặt cô con gái 6 tuổi ngồi cạnh. Cô bé bị bỏng khắp trán, hai má, môi, mũi...

Nằm trên giường bệnh Viện Bỏng Quốc gia với khuôn mặt được băng trắng, bé Bùi Thị Nga, 6 tuổi (Văn Yên, Yên Bái) là một trong nhiều trường hợp bị bỏng do cồn nướng mực nhập viện thời gian gần đây. Theo lời người nhà, hôm chủ nhật vừa rồi, được người thân đi nghỉ mát về cho mấy con mực, bố em mang ra nướng để cả nhà cùng ăn thì tai nạn xảy ra với cô con gái. Ngay sau đó, Nga được đưa đến bệnh viện huyện rồi chuyển thẳng tới Viện Bỏng Quốc gia.

Hiện tại, Nga đang tiếp tục được theo dõi và điều trị. Dù vùng bỏng khá rộng và tập trung ở toàn bộ khuôn mặt, nhưng tổn thương không sâu nên cô bé có thể sẽ nhanh chóng bình phục. Tuy nhiên, em sẽ khó tránh khỏi những vết sẹo xấu.

Ảnh: MT.
Bé Nga đang nằm điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia Ảnh: MT.

Cũng phải vào viện vì bị bỏng khi đang cùng bố nướng mực, cháu Tuấn, 5 tuổi (Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) lại bị tổn thương nặng hơn ở một bên mặt, mang tai trái, cẳng tay và đang chờ được cấy da. Theo lời mẹ cháu, khoảng 5 giờ chiều thứ hai tuần trước, bố con Tuấn mang mực ra sân nướng. Tuấn cầm lọ cồn, khi thấy lửa lụi đi, em liền đổ tiếp vào thì thấy lửa bùng lên. Sợ quá, Tuấn quăng lọ đi, khiến cồn bị bắn ra và vảy vào nửa mặt và cẳng tay đối diện, rồi bắt cháy và em bị bỏng. Tuấn được đưa đến trạm y tế xã nhưng địa phương không có thuốc gì chữa bỏng nên hôm sau gia đình đã đưa em xuống viện Bỏng.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ nhiệm khoa Bỏng Trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia, thì mùa hè năm nào khoa cũng tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ bị bỏng cồn do nướng mực cùng người lớn.

Bác sĩ Tuấn cho biết, lửa cồn hay được dùng để nướng mực vì sạch nhưng do ánh lửa xanh, khi gần cháy hết thì thường không nhìn thấy (nhất là ở ngoài trời sáng) nên nhiều người tưởng cồn đã hết, đổ tiếp vào, gây bùng cháy. Trẻ có thể gặp phải tai nạn nếu ngồi cạnh, bị lửa bùng lên bén vào. Cũng có nhiều trường hợp, người lớn vì hoảng sợ đã quăng lọ cồn, khiến cồn bắn vào người trẻ, cũng gây bắt lửa.

Theo bác sĩ, bỏng lửa cồn khá nguy hiểm vì thường gây tổn thương vùng mặt và có thể gây bỏng hô hấp. Vì vậy, khi trẻ bị bỏng cồn, dù thấy mức độ không nặng, người nhà cũng không nên tự điều trị mà cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa. Trước đó, cần dập lửa, đưa bé tránh xa nguồn gây bỏng càng sớm càng tốt, ngâm rửa vết thương bằng nước lạnh (nếu bỏng ở vùng mặt thì có thể đắp khăn sạch, ẩm để tránh trẻ bị ngạt). Các phụ huynh cũng chớ quên an ủi, vỗ về để trẻ đỡ hoảng loạn, đồng thời, cho các bé uống oserol để bù điện giải.

Vương Linh-VnExpress


Bài liên quan

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong