Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Friday, July 2, 2010

Ô nhiễm 'hô biến' một loài cá thành hai

Do không thể nhìn thấy màu xanh dương ở tầng nước sâu, một loài cá đẹp ở hồ Victoria tại châu Phi đã biến thành hai loài mới để thích nghi với điều kiện sống mới.

Từ trước tới nay, giới khoa học tin rằng một loài chỉ phân chia thành các loài mới khi có sự cách biệt về địa lý, chẳng hạn như hai lục địa tách rời nhau. Nhiều nhà khoa học phán đoán rằng hiện tượng tách loài dù không bị cách biệt về địa lý vẫn xảy ra, nhưng họ chưa tìm được bằng chứng thuyết phục.

Giờ đây, một nhóm chuyên gia hải dương học của Đại học Bern và Viện Khoa học và Công nghệ hải dương liên bang Thụy Sĩ đã tìm thấy bằng chứng trong hồ Victoria ở châu Phi. Họ tìm hiểu hai loài cá cichlid (có nhiều màu sắc rực rỡ) có quan hệ họ hàng với nhau và sống ở 5 đảo trong hồ Victoria. Một loài sống ở bề mặt hồ còn loài kia sống ở vùng nước sâu.

Cá cichlid cái chọn bạn tình theo màu sắc. Những con đực sống ở gần mặt nước có màu xanh dương, còn những con sống ở tầng nước sâu có màu đỏ.

Một con cá cichlid đực màu xanh dương sống ở tầng nước nông.
Một con cá cichlid đực màu xanh dương sống ở tầng nước nông. Ảnh: petfish.net.
Nước trong hồ Victoria vẩn đục bởi tình trạng ô nhiễm. Sự hiện diện của nhiều chất hữu cơ khiến các tia sáng màu xanh dương không thể tới những tầng nước sâu. Do đó, độ sâu càng tăng thì thành phần màu đỏ trong tia sáng càng lớn. Những con cá sống ở tầng nước sâu không thể nhìn thấy màu xanh dương.

“Chúng tôi đặt giả thiết rằng sự xuất hiện của hai loài cá mới từ một loài ban đầu có thể xuất phát từ sự thay đổi thị lực của chúng”, tiến sĩ Ole Seehausen, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Những bằng chứng mà Ole và cộng sự thu thập đã chứng minh giả thiết của họ là đúng. Các nhà khoa học nhận thấy ở loài sống ở tầng nước sâu, trải qua thời gian, gene quy định khả năng cảm nhận màu sắc của chúng đã thay đổi để cảm nhận màu đỏ tốt hơn, đồng thời vảy của những con đực cũng chuyển dần sang màu đỏ. Thay đổi đó khiến những con đực màu đỏ trở nên hấp dẫn hơn đối với cá cái. Gene cảm nhận màu xanh dương của cá cichlid sống ở bề mặt hồ cũng biến đổi theo chiều hướng tương tự.

Ở một số khu vực có mức độ vẩn đục lớn nhất trong hồ, sự chuyển hóa ánh sáng thành màu đỏ diễn ra mạnh và bất ngờ tới mức người ta có thể nhìn thấy nhiều tông màu đỏ (đỏ nhạt, đỏ thẫm, đỏ tía) trong một vùng nước. Tại những khu vực như vậy, nhóm nghiên cứu chỉ nhìn thấy những con đực màu đỏ.

“Ở những nơi khác, hai loài cá cichlid màu xanh dương và đỏ gặp nhau thường xuyên. Thậm chí chúng ta có thể thấy chúng bơi cùng nhau”, Ole nói.

Phát hiện của các nhà khoa học Thụy Sĩ có nhiều ý nghĩa đối với nỗ lực bảo tồn động vật, bởi nó cho thấy một cách phản ứng của động vật đối với tình trạng ô nhiễm.

Việt Linh (theo Reuters)


Bài liên quan

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong