Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Sunday, December 26, 2010

Ong có khả năng sản xuất điện

Ong bắp cày phương Đông là loài động vật đầu tiên được phát hiện có khả năng biến ánh sáng mặt trời thành điện.
Một con ong bắp cày phương Đông. Ảnh: National Geographic.
Một con ong bắp cày phương Đông. Ảnh: National Geographic.

Trước đây giới khoa học đã biết ong bắp cày phương Đông, nhờ một cơ chế nào đó, có khả năng tạo ra điện bên trong bộ xương ngoài. Vì thế mà trời càng nắng to thì chúng làm việc càng hăng – điều bất thường đối với các loài ong khác.

Marian Plotkin, một nhà nghiên cứu của Đại học Tel Aviv tại Israel, cùng các đồng nghiệp tìm hiểu cấu trúc bộ xương ngoài của ong bắp cày phương Đông để tìm hiểu cách thực tạo ra điện của chúng, National Geographic cho biết.

Họ nhận thấy các hạt sắc tố trong các mô màu vàng của ong có khả năng “nhốt” ánh sáng mặt trời, còn các mô màu nâu tạo ra điện. Tuy nhiên, họ chưa biết chính xác ong sử dụng điện để làm gì.

Pin mặt trời do con người tạo ra chỉ biến 10 đến 11% ánh sáng mặt trời thành điện. Con số tương tự dành cho tế bào của ong bắp cày phương Đông chỉ là 0,335%. Vì thế mà phần lớn năng lượng của chúng được tạo ra từ thức ăn.

“Chúng tôi từng thấy khả năng biến ánh sáng mặt trời thành điện ở thực vật và vi khuẩn, song đây là lần đầu tiên thấy khả năng đó ở động vật”, Plotkin phát biểu.

Nhóm của Plotkin nhận thấy nhiều mô màu nâu của ong bắp cày phương Đông chưa melanin, sắc tố bảo vệ da người bằng cách hấp thụ tia tử ngoại và biến nó thành nhiệt.

Kết quả phân tích cấu trúc của các mô màu nâu cho thấy chúng có nhiều đường rãnh bắt ánh sáng và “cắt” thành nhiều tia sáng nhỏ hơn.

“Chỉ 1% lượng ánh sáng lọt vào mô màu nâu phản xạ ra ngoài”, Plotkin nói.

Những mô màu vàng của ong chứa xanthopterin, sắc tố tạo màu cho cánh bướm và nước tiểu của động vật có vú.

Khi nhóm nghiên cứu phân lập xanthopterin trong một hỗn hợp ở dạng lỏng và đặt hỗn hợp vào điện cực của pin mặt trời. Khi họ chiếu ánh sáng vào điện cực, sắc tố trong hỗn hợp tạo ra điện.

Minh Long

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong