Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Sunday, January 23, 2011

Cơn hấp hối xuyên thế kỷ của nhà máy điện hạt nhân

Quá trình tháo dỡ một nhà máy điện hạt nhân già cỗi tại Đức diễn ra hơn 16 năm và "ngốn" hàng tỷ USD mà vẫn chưa hoàn tất.
Nhà máy điện hạt nhân tại Lubmin ở miền đông bắc Đức được Liên Xô xây dựng khi vùng này còn thuộc lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, chính phủ ra lệnh đóng cửa nhà máy vì cho rằng nó không an toàn theo tiêu chuẩn của phương Tây.
Người ta bắt đầu tháo dỡ nhà máy Lubmin từ năm 1994.
Trang phục bảo hộ của công nhân trong nhà máy.
Trang phục bảo hộ của công nhân trong nhà máy.
Công nhân dùng vòi phun nước áp lực cao để tháo dỡ.
Công nhân dùng vòi phun nước áp lực cao để tháo dỡ.
Các chuyên gia tính toán rằng chi phí tháo dỡ nhà máy có thể lên tới 3,3 tỷ USD.
Sau khi dung dịch phóng xạ bốc hơi, nó để lại bùn phóng xạ.
Tháo dỡ nhà máy vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Một số nhà khoa học cho rằng chính phủ nên gắn kín các lò phản ứng rồi chờ thêm vài chục năm nữa rồi mới tháo dỡ chúng.
Các thiết bị trong phòng điều khiển.
Người thợ cưa trong ảnh bên trái cắt những thiết bị thành những mảnh sắt nhỏ, còn người bên phải giám sát mức độ an toàn phóng xạ trong nhà máy.
Người thợ cưa trong ảnh bên trái cắt những thiết bị thành những mảnh sắt nhỏ, còn người bên phải giám sát mức độ an toàn phóng xạ trong nhà máy.
Chất thải phóng xạ được chứa trong một tòa nhà có diện tích bằng hai sân bóng đá quốc tế. Tương lai của chúng vẫn là một câu hỏi lớn tới tận bây giờ.
Do mức độ phóng xạ của nhà máy quá lớn nên chính phủ không muốn tháo dỡ hoàn toàn trong thời gian ngắn. Vì thế cơn hấp hối của nó sẽ còn kéo dài tới 50-70 năm nữa.
Do mức độ phóng xạ của nhà máy quá lớn nên chính phủ không muốn tháo dỡ hoàn toàn trong thời gian ngắn. Vì thế cơn hấp hối của nó sẽ còn kéo dài tới 50-70 năm nữa.

Minh Long (theo Time) - VnExpress

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong