Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Thursday, March 31, 2011

Cận cảnh hành tinh ít được biết đến nhất trong hệ Mặt trời

(Dân trí) - Sau hành trình gần 8 tỷ km và kéo dài 6 năm rưỡi, cuối cùng tàu thăm dò Messenger của NASA đã đi được vào quỹ đạo và gửi về những bức ảnh đầu tiên về bề mặt sao Thủy, có thể giúp nhân loại giải mã bí ẩn về các hành tinh.


Tàu thăm dò của Messenger của NASA đã đi được vào quỹ đạo của sao Thủy và hôm 17/3 vừa qua và đây là bức ảnh đầu tiên NASA công bố trong số những bức ảnh tàu gửi về.

Tàu thăm dò robot nặng 485kg Messenger được phóng đi từ trái đất vào tháng 8/2004, vượt qua hành trình dài 7,9 tỷ km, với 1 lần bay ngang qua Trái đất, 2 lần qua sao Kim và 3 lần ngang qua sao Thủy, trước khi tiến được vào quỹ đạo mới. Kể từ năm 1975, Messenger là tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên có cuộc "chạm trán" gần với hành tinh đất đá nhỏ bé này.


Chân trời của sao Thủy nhìn từ Messenger. Tàu thăm dò của NASA sẽ ở trong quỹ đạo của hành tinh ít được biết đến nhất trong hệ Mặt trời này một năm để lập bản đồ về bề mặt của nó.


Sao Thủy được nhìn từ Messenger trong một chuyến bay ngang qua vào ngày 6/10/2008. Một vùng rộng lớn đồng bằng bằng phẳng có thể nhìn thấy ở phần trên của bức hình.


Sao Thủy được Messenger chụp vào tháng 10/2008, khi nó tiến về phía Trái đất.


Sao Thủy trong bức ảnh do Messenger chụp khi bay ngang qua hành tinh này vào tháng 1/2008. Bức ảnh cho thấy núi lửa tham gia vào quá trình hình thành đồng bằng và cho thấy từ trường được phát ra mạnh từ trong lõi sao Thủy.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng giống với Trái đất, nhưng sao Thủy là hành tinh ít được khám phá nhất do nó nằm gần Mặt trời nhất. (Ảnh do Messenger chụp trong lần bay ngang qua vào tháng 1/2008, cho thấy bề mặt xù xì với đầy miệng hố của sao Thủy)


Chính vì vậy mà nó chịu sức hút trọng trường rất lớn và có lượng phóng xạ cực cao.


Nhiệt độ ở sao Thủy có thể lên tới 427 độ C vào ban ngày, nhưng lại giảm mạnh xuống còn -150 độ C vào ban đêm.

Messenger là tàu vũ trụ đầu tiên từng được đưa vào quỹ đạo của sao Thủy. Trong vòng 6 giờ bay trong quỹ đạo của hành tinh này, Messenger đã chụp 363 bức ảnh về bề mặt sao Thủy.

Phan Anh
Theo Reuters, AFP Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong