Đậu phộng là một trong những loại cây có khả năng tự bón phân - Ảnh: Goldenrockgroup |
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một công cụ tế bào mà một số loại cây sử dụng để tự bón phân cho mình. Điều này có tầm quan trọng trong nỗ lực giảm 88 triệu tấn phân đạm được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm. Nhờ đó, nó có thể góp phần hạ thấp nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, do một phần khí đốt tự nhiên của thế giới được đốt cháy để sản xuất phân đạm.
Hằng năm, nông dân phải mua phân đạm để canh tác các vụ mùa chủ yếu như bắp, lúa mì, lúa gạo, và mất khoảng 3-5% khí tự nhiên của thế giới để sản xuất loại phân này. Đó là điều thật đáng tiếc vì ¾ khí quyển trái đất là nitrogen, nhưng nó lại ở dạng mà hầu hết các loại cây đều không thể sử dụng.
Từ lâu người ta đã biết một số cây như cỏ linh lăng, đậu nành và đậu phộng có thể tự bón phân cho mình do nhiễm một loại vi khuẩn thân thiện. Những cây này “tuyển mộ” những vi khuẩn có khả năng “hít” khí nitrogen tự nhiên từ khí quyển rồi biến đổi nó thành dạng hữu ích để cây dùng làm thức ăn. Giáo sư Joel Griffitts thuộc Đại học Brigham Young, một thành viên của nhóm nghiên cứu, đã phát hiện một bộ phận tế bào mà những cây này sử dụng để gửi các phân tử đến vi khuẩn này nhằm giúp vi khuẩn làm nhà mới trong các rễ cây đó.
Những phát hiện của ông Griffitts là cơ sở cho tiến trình quan trọng nói trên. Vì thế, các chuyên gia nghiên cứu hy vọng rằng một ngày nào đó họ có thể giúp những cây này và các loại vi khuẩn cùng nhau hoạt động tốt hơn. Một kịch bản mơ ước khác sẽ là cải thiện sự hiểu biết về quy trình biến đổi nitrogen tự nhiên và lập trình gien các loại cây quan trọng như bắp, lúa mì, lúa gạo để chúng đón nhận các vi khuẩn thân thiện, qua đó có thể tự bón phân cho mình.
Nitrogen cần thiết cho sự sống trên trái đất. Con người cần đến 11 gram nitrogen mỗi ngày, trong khi chỉ cần 20 milligram sắt/ngày. Thật là tồi tệ nếu tất cả khí nitrogen trong không khí và đất lại ở dạng không hữu ích đối với hầu hết sinh vật. Đó là nguyên do khiến mối quan hệ giữa những cây này với vi khuẩn trở nên đặc biệt như thế. Mối quan hệ này bắt đầu khi một con vi khuẩn có tên rhizobia gặp rễ của một cây họ đậu trong đất và đã đi vào bên trong. Cây này tạo ra một mắt nhỏ trên rễ. Ở đó cây bảo vệ các vi khuẩn này và gửi cho chúng năng lượng do quá trình quang hợp tạo ra. “Cây nuôi những vi khuẩn này một cách kỹ lưỡng. Chúng tôi đã tìm ra con đường mà cây chuyển các phân tử thích hợp đến vi khuẩn đó để hỗ trợ quá trình biến đổi nitrogen”, giáo sư Griffitts cho biết. Ông khẳng định cuộc nghiên cứu đã giúp hiểu rõ hơn về các bước cần thiết “để đạt được sự sắp xếp quan trọng này”.
Khang Huy (Theo Physorg)
CanNao Bài liên quan
- Phần mềm Tiết kiệm năng lượng
- Phần mềm Năng lượng mới
- Phần mềm Tiết kiệm điện
- Phần mềm Nếp sống văn minh
- Phần mềm Dân số
- Phần mềm Bảo vệ động vật quý hiếm
- Phần mềm An toàn thực phẩm
- Phần mềm Ô nhiễm không khí
- Phần mềm Rác thải
- Phần mềm Ô nhiễm đất
- Phần mềm Nước sạch
- Phần mềm Tiếng ồn
- Phần mềm Cây xanh
- Phần mềm An toàn sức khỏe sinh sản
0 comments:
Post a Comment