Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Thursday, June 17, 2010

Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong trường học

Chủ đề hành động của ngày môi trường thế giới năm nay (5/6/2010): Muôn loài - Một hành tinh - Một tương lai đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều cộng đồng, trong đó có trường học.Nhưng nhìn chung, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa được coi trọng trong nhà trường.

Chương trình hành động bảo vệ môi trường đã chạm đến một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay: sự suy thóai tính đa dạng sinh học và sự biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường cùng nhiều hệ luỵ mà con người phải gánh chịu. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ở nông thôn cũng như thành thị, miền núi cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe dọa về sự ô nhiễm. Theo các nguồn tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm, huỷ hoại về môi trường. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thóai các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của nạn chặt phá rừng bừa bãi. Sau 5 năm nỗ lực với nhiều công sức và kinh phí của chương trình phục hồi 11 triệu hecta rừng đã thu được một số hiệu quả nhất định, nhưng nhìn chung số rừng được phục hồi không bù lại được diện tích rừng đã bị tàn phá. Khi những cánh rừng, bao gồm cả rừng phòng hộ bị triệt hạ, không chỉ gỗ, lâm sản bị khai thác đến cạn kiệt, không những cuộc sống các loài động vật hoang dã bị đe doạ mà còn gây ra lũ lụt, hạn hán. Thành phố bị ô nhiễm vì khói, bụi, rác, nước bẩn, tiếng ồn đã đành, tình hình môi trường ở các vùng nông thôn cũng không sáng sủa hơn. Theo số liệu điều tra của các tổ chức môi trường, có đến gần 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các xưởng sản xuất thực phẩm, hàng ăn… Đề cập đến sự tàn phá không thương tiếc đối với môi trường trong quá trình phát triển không bền vững có thể kể ra một loạt những ví dụ điển hình: vụ các nhà máy công nghiệp “thi nhau”đầu độc sông Nhuệ; tình trạng phá trơ trụi 50 000 hecta rừng để trồng cao su ở Tây Nguyên… Tiêu biểu và “đình đám” hơn cả trong thời gian qua là vụ công ty Vedan “bức tử” sông Thị Vải. Trong những năm gần đây, nước ta đã “bùng phát” các làng ung thư, điển hình là làng Thạch Sơn ở gần nhà Su-pe Phốt -phát Lâm Thao Phú Thọ. Với những nghiên cứu bước đầu, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa tình trạng ô nhiêm môi trường sống, nhất là ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí đã tạo ra những tác nhân dẫn đến căn bệnh nan y này.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên và thậm chí cả ở một số giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp chứng kiến cảnh quan môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biếi; học sinh, sinh viên vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng rác vẫn được vứt chỏng chơ. Những điểm công cộng ở gần các trường học: nhà ga, bến xe, chợ…hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong các nhà trường. Dường như tâm lý “dùng của chùa’ vẫn còn tồn tại nên ở nhiều nhà trường, ở các phòng học và phòng làm việc, quạt, điều hoà nhiệt độ, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “vô tư”. Trong khi một sô quốc gia phát triển đã có hẳn môn học riêng về môi trường thì ở nước ta, ngoại trừ các môn học chuyên ngành về môi trường ở bậc cao đẳng, đại học thì bảo vệ môi trường chưa đựoc xem là một môn học ở các cấp học phổ thông mà mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý và một số tiết học ngoại khoá. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức.

Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi rtường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những ‘ngày chủ nhật xanh”…Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh, sinh viên thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương trình truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài.

Bùi Minh Tuấn

Trường THPT kim Liên – Nam đàn - Nghệ An

LTS Dân trí - Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ngày càng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh sản xuất cũng như đời sống của người dân trên nhiều vùng đất nước, cả ở nông thôn và thành thNhằm ngăn chặn kjp thời tình trạng “xuống cấp” nhanh chóng của môi trường, đi đôi với việc xử lý nghiêm minh những vụ phá họai rừng hoặc thải chất bẩn ra môi trường…, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên - những người chủ tương lai của đất nước.

Xây dựng nhà trường thân thiện với môi trường phải trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi trường học bằng những biện pháp lồng ghép trong các giờ học chính khóa và họat động ngọai khóa phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức. Các cấp quản lý giáo dục nên xác định và nêu lên những tiêu chí cụ thể về nhà trường thân thiện với môi trường.


Bài liên quan

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong