Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Monday, June 21, 2010

Cơn sốt Harvard ở Trung Quốc


Chỉ một tuần sau khi cô bé Chang Shui 17 tuổi ở Thượng Hải nhận thông báo được chấp nhận vào học ở Harvard, lời mời viết sách đến với gia đình cô.

Chang Shui, 17 tuổi, được nhận vào Harvard, nói rằng em  dành nhiều thời gian cho hoạt động ngoại khóa và học tiếng Anh hơn so  với các bạn cùng lớp. Ảnh: LA Times.
Chang Shui, 17 tuổi, được nhận vào Harvard, nói rằng em dành nhiều thời gian cho hoạt động ngoại khóa và học tiếng Anh hơn so với các bạn cùng lớp. Ảnh: LA Times.

Một nhà xuất bản tiếp cận bố cô bé và giới thiệu đề cương chi tiết cuốn sáchcó nội dung là một cặp vợ chồng Thượng Hải chuẩn bị cho con gái cạnh tranh thành công với những học sinh giỏi nhất nước Mỹ. Báo chí địa phương cũng vào cuộc. Họ nói rằng việc Chang là thành viên một nhóm múa đã giúp em thành công. Tờ Shanghai Evening Post còn chạy tít bài “Cô gái màu nhiệm ‘nhảy múa’ đến Harvard”.

Trường trung học Qibao nơi Chang đang học năm cuối cấp cũng đưa tin này lên bảng điện tử lớn trước cổng trường. Ngày cô bé nhận được thông báo của Harvard - bằng mail lúc 5h sáng ngày 2/4, các giáo viên của trường vây quanh em để cùng chụp ảnh.

“Em ấy là một người nổi tiếng,” cô giáo Xiong Gongping, cô giáo đầu tiên của Chang tại trường trung học, nói một cách kiêu hãnh.

“Em không thật sự là người nổi tiếng,” Chang nói khiêm tốn. “Nhưng đúng là có nhiều học sinh khác hỏi em cách để được nhận vào trường đại học ở Mỹ. Còn đối với các bậc phụ huynh, giấc mơ của họ là gửi con tới học tại Harvard hay Yale.”

Charlotte Chang, cô bé sẽ lấy tên này khi ở Mỹ, là một cô bé 17 tuổi gày gò buộc tóc đuôi ngựa có nụ cười tự tin rộng mở dù vẫn đang đeo niềng răng. Vừa sải chân trong trường, Chang vừa nói chuyện, chuyển đổi từ tiếng Trung sang tiếng Anh một cách thoải mái, kết thúc mỗi câu bằng từ “cool” – kết quả của việc học năm đầu tiên bậc trung học tại Seattle theo chương trình trao đổi sinh viên.

Chang mặc đồng phục là áo khoác Wedgewood màu xanh cùng với quần jeans và giày vải. Cuốn sách duy nhất em cầm là tiểu thuyết “Vợ người du hành thời gian” mà em đọc cho vui.

Mặc dù hôm đó Chang đến trường để chụp ảnh với các bạn cùng lớp, em đã thôi không đi học nữa mặc dù các bạn em đang vật lộn chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học đáng sợ, bởi nó sẽ quyết định ai có chỗ trong giảng đường.

Chang cho biết: “Bạn bè em rất căng thẳng. Họ học từ 7h sáng tới nửa đêm.”

Với nhiều học sinh, Harvard là mong ước số một. Cái tên này có thể tìm thấy khắp nơi trên đất nước Trung Quốc: nhà trẻ Harvard, trường đồ hoạ Harvard, trường thẩm mỹ Harvard. Đối với những ai muốn Harvard thật sự, có gần nửa tá đầu sách bằng tiếng Trung cho họ như “Bạn cũng có thể tới Harvard: Bí quyết để vào học các trường đại học Mỹ danh tiếng” và cuốn sách bán chạy xuất bản năm 2000 “Cô gái Harvard” (bản dịch tiếng Việt mang tên Em phải đến Harvard học kinh tế).

“Ngày càng nhiều các gia đình Trung Quốc giàu có muốn gửi con sang Mỹ học, và họ muốn con mình học những trường tốt nhất,” Zhou Jun, sang lập viên và giám đốc Học viện Kỹ năng Lãnh đạo, một trong số những công ty tư vấn du học, cho biết.

Công ty đóng ở Thượng Hải có thị trường mục tiêu là các gia đình giàu có nhất Trung Quốc, những người sẽ trả tới 300.000 USD cho 5 năm học các môn bổ trợ nhằm giúp cho con cái họ vào được một trường thuộc Ivy League (nhóm các trường đại học hàng đầu của Mỹ). “Phụ huynh nào cũng muốn Harvard, nhưng chúng tôi không thể đảm bảo điều đó. Chúng tôi không phải là thánh, chúng tôi chỉ có thể cố gắng hết sức mình.”

Công ty của Zhou giúp các học sinh học Anh ngữ, chuẩn bị cho kỳ thi SAT tổ chức ở Hong Kong hoặc tại một trường quốc tế, và giúp các em chọn trường, điền đơn xin học và hiệu chỉnh bài luận. Công ty cũng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, gần đây nhất là chuyến tham quan Nepal, và công việc tình nguyện dạy học cho trẻ em nghèo - những hoạt động không có trong học bạ của phần lớn học sinh của hệ thống giáo dục bị ám ảnh bởi điểm số.

Vẻ lo lắng hiện trên nét mặt các phụ huynh học sinh Trung  Quốc, khi con em họ dự gaokao - kỳ thi đầu vào đại học. Ảnh: NY Times.
Vẻ lo lắng hiện trên nét mặt các phụ huynh học sinh Trung Quốc, khi con em họ dự gaokao - kỳ thi đầu vào đại học. Ảnh: NY Times.

Khao khát được học tại những trường hàng đầu ở Mỹ không chỉ vì danh tiếng, học sinh Trung Quốc còn muốn được tiếp xúc với nhiều khía cạnh của giáo dục đại học Mỹ như cơ hội được khám phá nhiều môn trước khi chọn chuyên ngành, tương tác với các giáo sư và những cuộc thảo luận trí tuệ cởi mở hơn.

“Bạn không thật sự học được nhiều từ các trường đại học ở Trung Quốc. Đỗ đại học rất khó, nhưng khi đỗ rồi mọi việc sẽ thoải mái hơn,” Zhang Haosheng, bạn cùng lớp của Chang, nói. “Em nghĩ nhiều học sinh bọn em nếu có tiền sẽ thích đi học ở Mỹ.”

Cơn sốt Harvard ở Trung Quốc

Hiện tại ở Harvard có 36 sinh viên đại học (số sinh viên cao học lớn hơn nhiều), và trong số 2.110 sinh viên được nhận cho năm học tới, có 9 sinh viên đến từ Trung Quốc.

“Các trường trung học Trung Quốc trước đây lo rằng nếu những học sinh giỏi nhất nộp hồ sơ vào các trường quốc tế, các em sẽ không học hành chăm chỉ cho kỳ gaokao và vị thế của trường ở trong nước sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng giờ thì các trường đều khuyến khích việc đó,” Deborah Seligsohn, một cựu sinh viên Harvard làm việc tại Bắc Kinh thường phỏng vấn các ứng viên Trung Quốc, phát biểu

Seligsohn cho biết các ứng viên cô gặp thường không muốn học kỹ thuật và khoa học, họ muốn sử dụng khoảng thời gian tuyệt vời ở các trường đại học Mỹ để tự tìm ra chỗ đứng của mình trong thế giới.

“Điều tôi thường xuyên nhận thấy là các em rất quan tâm đến các vấn đề xã hội như đói nghèo và môi trường.”

Tuy nhiên Isabelle Krishana, một người Mỹ làm việc tại Kemexin Consulting, một công ty tư vấn học thuật tại Bắc Kinh, lại có thái độ hoài nghi.

“Tôi nghĩ cha mẹ muốn cho cái học kiếm được thật nhiều tiền,” Krishana, cựu sinh viên Princeton, cho biết.

Đối với học sinh Trung Quốc, các chướng ngại vật trên con đường tới Ivy League dễ làm nản chí. Mặc dù rất nhiều trường hàng đầu, bao gồm cả Harvard, chọn lựa ứng viên không dựa trên khả năng chi trả, những người trúng tuyển phải sử dụng tiếng Anh hoàn hảo. Điều này không phải ai cũng làm được trừ khi họ học 1 năm trung học ở nước ngoài. Và việc đó cần rất nhiều tiền.

“Ứng viên phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện một hồ sơ nổi bật so với 20.000 ứng viên khác đăng ký vào Yale. Các em không biết người xét hồ sơ muốn nhìn thấy gì, nghe thấy gì,” Krishana nói.

Cô nhớ lại một học sinh trung học mình tư vấn, khi được yêu cầu viết bài luận về người mà em ngưỡng mộ, đã chọn Adolf Hitler. Tôi phải giải thích cho cô bé ‘Việc này sẽ không ổn đâu’”.

Còn đối với Chang, con đường tới Harvard bắt đầu khi em còn đi mẫu giáo và bắt đầu tập múa.

“Chúng tôi muốn cháu có một năng khiếu để phát triển nhân cách,” Chang Zhitao, bố cô bé và là một doanh nhân, trả lời phỏng vấn tại nhà - một căn hộ cao tầng bóng bẩy ở Thượng Hải.

Ông cho biết gia đình đã áp dụng phương pháp giáo dục khác biệt cho cô con gái độc nhất của họ, không dùng các phương pháp khắc nghiệp của nhiều phụ huynh tham vọng khác. Trong cuốn sách nổi tiếng “Cô gái Harvard”, tác giả viết rằng cha mẹ cô bắt đầu dạy chữ khi cô mới được 15 ngày tuổi và khi 10 tuổi cô luyện kỷ luật bằng cách giữ một cục đá trong tay.

“Chúng tôi muốn cháu phát triển ý thức về trách nhiệm, và từ trách nhiệm cháu được tự do,” bố Chang nói.

“Em lớn lên khác với các bạn cùng lớp. Em dành nhiều thời gian học múa và các hoạt động ngoại khoá. Em cũng dành nhiều thời gian để học tiếng Anh,” Chang cho biết.

Ở trường trung học năng khiếu Qibao, Chang là một trong 10 học sinh đứng đầu nhưng không phải học sinh được chọn để đọc diễn văn trong lễ tốt nghiệp. Cuối tuần em thường đi biểu diễn các điệu múa truyền thống Trung Quốc với nhóm múa, thỉnh thoảng đi du lịch tới Pháp, Australia và Triều Tiên.

Chang không đến gặp tư vấn viên nhưng em có người hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ khi em đi học ở Seattle. Em cho biết mình rất ngạc nhiên khi được nhận vào Harvard, vì năm ngoái Yale đã từ chối hồ sơ của em.

Tháng trước Chang đã gặp một số bạn sẽ học cùng lớp đại học tại một sự kiện do Câu lạc bộ Harvard tại Thượng Hải tổ chức. Giống như Chang, bạn nào cũng có tài năng đặc biệt - một em là vận động viên, một em là lãnh đạo hội học sinh và em khác rất giỏi làm trắc nghiệm. Chang cho biết em đã gặp một bạn nam có điểm SAT tuyệt đối là 2.400.

“Nhưng chúng em đều có một câu hỏi chung: Tại sao Harvard chọn mình?”

Ít nhất là tại thời điểm hiện tại, Chang không định nói với báo chí về bí quyết thành công của mình.

“Con bé nói là còn quá sớm,” bố Chang cho biết. “Con bé vẫn chưa đạt được thành công nào hết.”

Cơn sốt Harvard ở Trung Quốc

Hiện tại ở Harvard có 36 sinh viên đại học (số sinh viên cao học lớn hơn nhiều), và trong số 2.110 sinh viên được nhận cho năm học tới, có 9 sinh viên đến từ Trung Quốc.

“Các trường trung học Trung Quốc trước đây lo rằng nếu những học sinh giỏi nhất nộp hồ sơ vào các trường quốc tế, các em sẽ không học hành chăm chỉ cho kỳ gaokao và vị thế của trường ở trong nước sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng giờ thì các trường đều khuyến khích việc đó,” Deborah Seligsohn, một cựu sinh viên Harvard làm việc tại Bắc Kinh thường phỏng vấn các ứng viên Trung Quốc, phát biểu

Seligsohn cho biết các ứng viên cô gặp thường không muốn học kỹ thuật và khoa học, họ muốn sử dụng khoảng thời gian tuyệt vời ở các trường đại học Mỹ để tự tìm ra chỗ đứng của mình trong thế giới.

“Điều tôi thường xuyên nhận thấy là các em rất quan tâm đến các vấn đề xã hội như đói nghèo và môi trường.”

Tuy nhiên Isabelle Krishana, một người Mỹ làm việc tại Kemexin Consulting, một công ty tư vấn học thuật tại Bắc Kinh, lại có thái độ hoài nghi.

“Tôi nghĩ cha mẹ muốn cho cái học kiếm được thật nhiều tiền,” Krishana, cựu sinh viên Princeton, cho biết.

Đối với học sinh Trung Quốc, các chướng ngại vật trên con đường tới Ivy League dễ làm nản chí. Mặc dù rất nhiều trường hàng đầu, bao gồm cả Harvard, chọn lựa ứng viên không dựa trên khả năng chi trả, những người trúng tuyển phải sử dụng tiếng Anh hoàn hảo. Điều này không phải ai cũng làm được trừ khi họ học 1 năm trung học ở nước ngoài. Và việc đó cần rất nhiều tiền.

“Ứng viên phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện một hồ sơ nổi bật so với 20.000 ứng viên khác đăng ký vào Yale. Các em không biết người xét hồ sơ muốn nhìn thấy gì, nghe thấy gì,” Krishana nói.

Cô nhớ lại một học sinh trung học mình tư vấn, khi được yêu cầu viết bài luận về người mà em ngưỡng mộ, đã chọn Adolf Hitler. Tôi phải giải thích cho cô bé ‘Việc này sẽ không ổn đâu’”.

Còn đối với Chang, con đường tới Harvard bắt đầu khi em còn đi mẫu giáo và bắt đầu tập múa.

“Chúng tôi muốn cháu có một năng khiếu để phát triển nhân cách,” Chang Zhitao, bố cô bé và là một doanh nhân, trả lời phỏng vấn tại nhà - một căn hộ cao tầng bóng bẩy ở Thượng Hải.

Ông cho biết gia đình đã áp dụng phương pháp giáo dục khác biệt cho cô con gái độc nhất của họ, không dùng các phương pháp khắc nghiệp của nhiều phụ huynh tham vọng khác. Trong cuốn sách nổi tiếng “Cô gái Harvard”, tác giả viết rằng cha mẹ cô bắt đầu dạy chữ khi cô mới được 15 ngày tuổi và khi 10 tuổi cô luyện kỷ luật bằng cách giữ một cục đá trong tay.

“Chúng tôi muốn cháu phát triển ý thức về trách nhiệm, và từ trách nhiệm cháu được tự do,” bố Chang nói.

“Em lớn lên khác với các bạn cùng lớp. Em dành nhiều thời gian học múa và các hoạt động ngoại khoá. Em cũng dành nhiều thời gian để học tiếng Anh,” Chang cho biết.

Ở trường trung học năng khiếu Qibao, Chang là một trong 10 học sinh đứng đầu nhưng không phải học sinh được chọn để đọc diễn văn trong lễ tốt nghiệp. Cuối tuần em thường đi biểu diễn các điệu múa truyền thống Trung Quốc với nhóm múa, thỉnh thoảng đi du lịch tới Pháp, Australia và Triều Tiên.

Chang không đến gặp tư vấn viên nhưng em có người hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ khi em đi học ở Seattle. Em cho biết mình rất ngạc nhiên khi được nhận vào Harvard, vì năm ngoái Yale đã từ chối hồ sơ của em.

Tháng trước Chang đã gặp một số bạn sẽ học cùng lớp đại học tại một sự kiện do Câu lạc bộ Harvard tại Thượng Hải tổ chức. Giống như Chang, bạn nào cũng có tài năng đặc biệt - một em là vận động viên, một em là lãnh đạo hội học sinh và em khác rất giỏi làm trắc nghiệm. Chang cho biết em đã gặp một bạn nam có điểm SAT tuyệt đối là 2.400.

“Nhưng chúng em đều có một câu hỏi chung: Tại sao Harvard chọn mình?”

Ít nhất là tại thời điểm hiện tại, Chang không định nói với báo chí về bí quyết thành công của mình.

“Con bé nói là còn quá sớm,” bố Chang cho biết. “Con bé vẫn chưa đạt được thành công nào hết.”

VnExpress

Bài liên quan

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong