Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Thursday, September 30, 2010

Cây trầm hương 160 năm tuổi có hình dáng đặc biệt


Cây dó bầu chứa trầm hương cao 6,8 m, gồm hai thân tượng trưng hai miền Nam Bắc, suốt thân có nhiều nhánh nhỏ phân bố đồng đều, được ví như những giọt nước mắt hạnh phúc của tình anh em trong ngày sum họp.

Cây trầm hương đặc biệt này mang tên "Nam - Bắc một nhà", thuộc sở hữu của người được giới chơi cây cảnh cả nước biết đến với biệt danh "vua kỳ nam" Võ Hiệp, thuộc Hội sinh vật cảnh Phú Yên. Cây trầm hương đã được Ban tổ chức triển lãm sinh vật cảnh 1000 năm Thăng Long chọn trưng bày ở điện Kính Thiên.

“Nam - Bắc một nhà” được Võ Hiệp chế tác từ cây trầm hương khoảng 160 năm tuổi. Điều đặc biệt là cây có hai thân tượng trưng cho hai miền Nam - Bắc. Cao 6,8m, đường kính chỗ rộng nhất ở chạc nhánh đôi là 1,4m, trên suốt chiều dài thân cây có rất nhiều “mắt” (nhánh nhỏ trên thân) tạo thành những giọt nước mà theo chủ nhân thì đó là những giọt nước mắt sắt son của tình anh em trong ngày sum họp.

Để có được cây trầm hương quý này, "vua kỳ nam" Võ Hiệp đã ấp ủ ý tưởng và tìm kiếm suốt 3 năm ròng rã trên khắp những cánh rừng già khắp đất nước. Anh Hiệp kể: “Tôi lấy ý tưởng ngày thống nhất 30/4/1975 Bắc - Nam sum họp, quyết tâm đi tìm cho được cây trầm hương có hai thân. Tìm cây dó bầu có hai thân đã khó, mà cây có trầm hương càng khó hơn. Năm 2010, thật may mắn trong một lần “ngậm ngải đi tìm lộc bà cậu” tôi đã gặp cây dó bầu hai thân có trầm hương ở khu núi tỉnh Tây Ninh giáp giới Campuchia”.

Theo anh Hiệp, chưa tính giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Nam - Bắc một nhà”, chỉ tính riêng trầm hương trong thân cây cũng có lên đến tiền tỷ.

Cây trầm hương hai thân với những "giọt nước mắt" kỳ lạ. Ảnh: Thiên Lý

Cùng được trưng bày tại điện Kính Thiên với "lão" trầm hương còn có một nhánh rễ gỗ hương nguyên khối dài đến 4 m, được chế tác thành một con rồng đang bay nên được đặt tên là "Đằng vân". Đây cũng là tác phẩm thuộc Hội sinh vật cảnh Phú Yên.

Từ 3 tháng trước ngày Đại lễ, hàng chục nghệ nhân Công ty Sơn Phước ở Phú Yên tất bật làm việc để chế tác “Đằng vân” từ nhánh rễ gỗ hương nguyên khối. Chủ nhân của tác phẩm này, anh Nguyễn Thái Sơn cho biết, ý tưởng đã được anh ấp ủ từ một năm trước.

“Lấy ý tưởng từ tích “giấc mơ có rồng bay” của vua Lý Công Uẩn, chúng tôi phác thảo và tìm gốc gỗ hương dáng rồng để chế tác. Không ngờ tác phẩm khi giới thiệu với Ban tổ chức triển lãm sinh vật cảnh 1.000 năm Thăng Long đã được chọn trưng bày ở vị trí đặc biệt là điện Kính Thiên”, anh Sơn phấn khởi nói.

Điểm đặc biệt tạo nên giá trị “Đằng vân” là ở giá trị nhánh rễ lũa gỗ hương nguyên khối và có hình hài giống như con rồng đang bay với nhiều đoạn thân uốn khúc. Những đoạn cong ấy bị lũa vào, tạo nên màu sắc, hình hài độc đáo pha lẫn vẻ cổ kính, huyền bí. Đầu rồng rất ấn tượng với hai chiếc râu dài, mũi to, miệng trong tư thế mở tạo sự uy nghi, quyền lực đế vương. Phần đuôi uốn cong, vút nhẹ tạo nên sự thanh thoát. Màu sắc của rồng tự nhiên theo màu gỗ hương, xen kẽ đỏ, nâu thẫm, vàng sậm trên suốt thân mình.

Rồng bay lên. Ảnh: Thiên Lý

Toát lên từ tác phẩm này chính là thần thái của con rồng. Những nét chạm khắc của các bàn tay nghệ nhân rất tinh xảo từ đường vân nhỏ trên mi mắt đến lớp vẩy trên thân mình tạo cảm giác vừa uy nghi nhưng rất thanh thoát như con rồng đang bay thật.

Nghệ nhân Nguyễn Thái Sơn còn ra mắt công chúng Hà Nội và cả nước nhiều tác phẩm gỗ lũa, gỗ hóa thạch đặc biệt khác, nhân dịp Đại lễ. Đó là bức tranh lũa gỗ hương nguyên khối cao 1,8 m, bề mặt rộng 1,3 m mang tên “Dời đô”. Bức “Dời đô” mô phỏng lại sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La của vua Lý Công Uẩn năm 1010. Hình ảnh vua Lý Công Uẩn trong áo bào uy nghi đưa tay chỉ về thành Đại La, mảnh đất có thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, sau lưng là Hoa Lư cổ kính. Bức tranh cũng không quên một nhân vật luôn ở bên cạnh vua Lý trong những sự kiện trọng đại của đất nước là sư Vạn Hạnh. Phía mặt sau của bức tranh là phần lũa của khối gỗ do sự bào mòn tự nhiên, đây cũng là một điểm độc đáo, tăng thêm phần giá trị cho bức tranh.

Ông Đỗ Phượng, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, trong chuyến vào Phú Yên khảo sát chuẩn bị cho triển lãm, nhận xét: “Đây là những công trình vừa mang tư duy lịch sử, vừa chứa đựng tình cảm, tâm huyết với 1000 năm Thăng Long, lại hội tụ tài hoa của những nghệ nhân có con mắt tinh đời và bàn tay khéo léo”.

Thiên Lý-VnExpress

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong