Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! ----------------------------------
Hãy tắt điện từ 20h30 - 21g00 ngày 27/3, hành động Xanh của bạn hưởng ứng Giờ Trái đất!
Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Thursday, May 20, 2010

Dự báo động đất nhờ tín hiệu từ tầng điện ly

Nham thạch chứa nhiều ion mang điện dương.

Trước lúc động đất, nham thạch dâng lên làm một khu vực rộng lớn bị nhiễm điện dương. Trường điện này hút các hạt electron ở tầng quyển ion cách trái đất 90 km xuống dưới, gây nhiễu sóng radio (sóng vô tuyến). Hiện tượng này có thể giúp dự báo động đất.

Tầng quyển ion (điện ly) ở độ cao trên 90 km, gồm những đám mây khí rất loãng. Đó là một hỗn hợp lãng đãng, gồm các ion (+) và electron (-) chuyển động tự do. Bình thường, các ion nặng chìm xuống lớp dưới, còn các electron nhẹ bồng bềnh ở trên. Chính nhờ lớp ion ở dưới này phản xạ sóng radio, mà việc truyền sóng đi xa mới thực hiện được.

Tuy nhiên, khi có động đất, nham thạch trong lòng đất dâng lên làm một bề mặt rộng tới hàng trăm kilômét vuông bị nhiễm điện dương, tạo ra một điện trường mạnh. Trường điện này hút các điện tử ở tầng điện ly xuống những lớp dưới, khiến nó không còn phản xạ sóng radio được nữa. Theo ông Friedemann Freund, thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hiện tượng này từng xảy nhiều lần: Cách đây 30 năm, trước trận động đất lớn ở Alaska (Mỹ), các sóng radio tần số thấp đều bị nhiễu.

Dân chúng ở các khu vực gần núi lửa đã tổng kết khá nhiều kinh nghiệm dự báo động đất. Ví dụ, trước lúc động đất, thường xuất hiện các ngọn lửa nhỏ từ đỉnh núi, nhiều động vật có biểu hiện hoảng loạn hoặc sợ hãi... Ông Freund cho biết, trong tương lai, người ta có thể kết hợp các kinh nghiệm này với hiệu ứng nhiễu sóng radio để báo trước động đất - một việc mà đến nay vẫn còn rất khó khăn.

Minh Hy (theo dpa)


Bài liên quan

Bài liên quan

0 comments:

Post a Comment

 

Blog Môi trường Xanh 2014 Copyright © 2012 Blog Moi Truong is Designed by Blog môi trường Sponsored by Blog Moi Truong